【kèo trên kèo dưới】Bỏ 'sát thủ đầm lầy' để nuôi cua 4 chân trong bể kính, 9X lãi 2 tỷ đồng/năm
作者:Cúp C1 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 14:55:01 评论数:
Nuôi cua đinh trên... bể kính siêu lạ
Thấy nghề nuôi cá sấu không đạt hiệu quả,ỏsátthủđầmlầyđểnuôicuachântrongbểkínhXlãitỷđồngnăkèo trên kèo dưới năm 2014, gia đình anh Đặng Long Hồ ngụ xã Phong Thạnh Tây B (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã quyết định đổi đối tượng nuôi trồng, nhập cua đinh từ Thái Lan về nhân giống và nuôi thương phẩm.
Anh Hồ cho biết, tận dụng chuồng trại cá sấu, anh nhập 500 con cua đinh giống (mẫu 4-5 cm/con) thả nuôi trong 10 bể. Sau thời gian tìm tòi, nghiên cứu cách nuôi trên internet anh đã thành công cho cua đinh thích nghi trên bể xi măng.
"Nuôi thời gian đầu thấy hiệu quả lắm nhưng sang năm thứ 3 bắt đầu có vấn đề, việc nuôi nhốt cua đinh chung một chỗ khiến chúng hay cắn nhau để tranh giành thức ăn hoặc bạn tình. Thế nên cua đinh dễ bị thương, phát sinh nấm bệnh và hao hụt chính vì thế tôi chuyển sang nuôi cua đinh thịt trong bể kính", anh Hồ cho hay.
Lý giải về việc chọn lựa bể kính, anh Hồ tiết lộ đây cũng là cơ duyên tình cờ do phát hiện ra khi nuôi ít con cua đinh trong hồ kiếng làm thú cưng. Do mặt kính trong suốt nên người nuôi dễ quan sát và theo dõi tình trạng cua đinh, biết được khi nào cua khỏe, cua yếu từ đó có biện pháp chăm sóc thích hợp.
"Chưa ai nuôi cua đinh thương phẩm trên bể kính nên khi bắt tay vào thực hiện cũng gặp không ít khó khăn. Sau nhiều lần thử nghiệm tôi đã thiết kế được bể nuôi tự động, mỗi bể nuôi một con cua, tôi nuôi thử 50 con trước", anh Hồ nói thêm.
Cua đinh giống khi nhập từ Thái Lan về sẽ nuôi trong bể xi măng một thời gian mới cho lên bể kính. Bể nuôi được thiết kế kích thước 4x5m, mỗi bể chứa một con cua đinh.
Trước khi cho cua đinh vào cần dùng chuối chín và cây chuối ngâm nước trong bể khoảng 2-4 tuần sau đó vớt bỏ chuối đi, rửa bể thật sạch rồi mới cho nước vào, xử lý cho độ pH còn 7 mới thả con giống.
"Nuôi cua đinh quan trọng nhất nguồn nước phải sạch, thay nước mỗi ngày. Nhờ lắp đặt hệ thống tự động, sáng từ 7-10h sẽ thay nước, đến chiều cho ăn một cử. Nuôi ngoài bể thì cho ăn cá phi nhưng chuyển lên nuôi công nghiệp phải chuyển sang thức ăn viên độ đạm 40%. Nuôi khoảng một năm đạt trọng lượng 7-8kg thì xuất cua thịt", chủ trang trại cua đinh chia sẻ.
Sau một năm nuôi cua đinh trong bể kính đạt hiệu quả, anh Hồ mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi lên 900 bể kính tương đương 900 con cua thịt. Được biết, mỗi năm vào tháng 4 âm lịch cơ sở của anh sẽ nhập khoảng 5.000 con cua đinh giống từ Thái Lan về nhân giống và nuôi thương phẩm.
Theo anh Hồ, cua đinh Thái Lan có ưu điểm ở sức đề kháng cao, tỷ lệ nuôi đạt từ 85%.
Cua giống nuôi khoảng một năm có thể sinh sản, đến mùa giao phối anh Hồ sẽ ghép cặp cua đực, cua cái vào một bể theo tỷ lệ 10 cái 2 đực. Mỗi năm cua cái sinh sản 3 đợt, mỗi đợt đẻ khoảng 8-12 trứng, chúng đẻ trên cát, lấp trứng lại và bỏ đi. Sau 100 ngày là trứng cua đinh nở, tỷ lệ nở khoảng 70%.
Bao tiêu cua đinh thịt thu tiền tỷ mỗi tháng
Sau 7 năm kiên trì gắn bó với con cua "bốn chân", anh Hồ đã xây dựng được trang trại cua đinh lớn nhất Bạc Liêu với diện tích 3.000 m2, sức chứa 8.000-10.000 con cua đinh. Mỗi tháng cơ sở của anh sản xuất được một tấn cua đinh thương phẩm và thu mua thêm từ 10 đến 15 tấn cua thịt của thương lái cả nước, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở TPHCM, miền Trung, miền Bắc.
Hiện, cua đinh thịt có giá 350.000 đồng/kg, cua đinh giống (mẫu 4 cm/con) giá 250.000 đồng, trừ hết chi phí mỗi năm anh lãi 1-2 tỷ đồng.
Anh chủ 9X tiết lộ, lúc dịch bệnh giá cua đinh thương phẩm có sụt giảm chỉ còn 300.000-350.000 đồng/kg nhưng từ đầu năm 2022 thị trường đã ổn định trở lại. Nhờ nuôi trong bể kính tiết kiệm được kha khá diện tích, anh còn lắp đặt thêm hệ thống tự động vệ sinh, thay nước, cho ăn giúp nhẹ công chăm sóc và đạt hiệu quả chăn nuôi hơn.
Ngoài ra, cơ sở anh đã hoàn thành hồ sơ cần thiết để xuất cua đinh thịt và cua đinh giống sang nước ngoài. Sắp tới, anh Hồ sẽ có đơn hàng cua đinh đầu tiên xuất đi Nhật Bản.
(Theo Dân Trí)
Một lão nông ở miền Tây vét hết số vàng dành dụm bao năm để mua loài cua chỉ bốn chân về nuôi, đến nay mỗi năm ông đút túi 500 triệu đồng.