当前位置:首页 > La liga > 【lịch bd hom nay】Một cơn bão thầm lặng

【lịch bd hom nay】Một cơn bão thầm lặng

2025-01-12 22:56:41 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

mot con bao tham lang

Nhận định thông thường các nền kinh tế mới nổi sẽ bù đắp khoảng trống thiếu hụt tín dụng cho nhóm nước phát triển,ộtcơnbãothầmlặlịch bd hom nay nhưng nhận định này không còn đúng nữa. Tình trạng thoái vốn ở nhóm kinh tế phát triển sẽ tạo ra đổ vỡ tín dụng ở các nền kinh tế mới nổi thông qua thương mại và đầu tư, nhất là khi các ngân hàng châu Âu đã cho vay quá nhiều tới các thị trường này. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tính đến cuối tháng 6-2011, các ngân hàng châu Âu có khoảng 500 tỷ USD cho vay tới châu Phi và Trung Đông, 1.500 tỷ USD tới châu Á, 850 tỷ USD cho Mỹ Latinh và 1.300 tỷ cho Đông và Trung Âu.

Ước tính các ngân hàng châu Âu sẽ phải rút về hơn 2.000 tỷ USD trong năm 2012 nhằm đáp ứng quy định mới, do khó khăn trong huy động vốn và để dự phòng tình hình thị trường bất ổn hiện nay. Sức ép chính trị đòi hỏi duy trì cân đối sổ sách và tăng cường cho vay nội địa, sẽ buộc các ngân hàng châu Âu rút vốn khỏi các nền kinh tế mới nổi. Các nước Trung và Đông Âu sẽ là nhóm dễ bị tổn thương nhất do vốn vay từ Tây Âu chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Xu hướng thoái vốn không chỉ có ở các ngân hàng châu Âu mà sẽ diễn ra với cả ngân hàng Mỹ. Thực tế các ngân hàng Mỹ gần đây đã bắt đầu bán bớt cổ phần trong các ngân hàng của Trung Quốc.

Việc các nước phương Tây không thể tiếp tục chính sách tài khóa kích thích tăng trưởng do thâm hụt cao và bế tắc chính trị nội bộ sẽ gây ra tình trạng tổng cầu giảm sút, cung vượt cầu trong nền kinh tế, tăng trưởng sa sút, thất nghiệp cao và bất ổn xã hội ở các nền kinh tế mới nổi. Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không còn đưa ra các chính sách mạnh mẽ như họ đã làm năm 2008, do các đợt mở rộng tín dụng đã tạo ra lượng vốn khó đòi quá lớn tích tụ trong hệ thống ngân hàng. Lạm phát ở cả hai nước này sẽ tiếp tục cao và lãi suất thực tiếp tục âm, bất chấp ngân hàng trung ương siết chặt chính sách tiền tệ. Chu kỳ bùng nổ tín dụng ở các nền kinh tế mới nổi đã kích thích cung tiền, tạo ra “bong bóng” bất động sản và “bơm” giá hàng hóa trên toàn cầu.

Đoạn kết của chu kỳ bùng nổ này sẽ rất đau đớn đối với các nhà đầu tư dốc vốn vào các nền kinh tế mới nổi và thị trường hàng hóa. Với tăng trưởng chậm, nợ công cao và rủi ro đầu tư lớn, các nước phát triển không còn là cỗ máy của nền kinh tế thế giới. Cùng lúc, tăng trưởng cao ở nhóm nước mới nổi và giá hàng hóa tăng liên tục khiến các nhà đầu tư đi đến kết luận quá trình chuyển giao vốn từ thế giới phát triển sang thế giới đang phát triển sẽ diễn ra thuận lợi. Nhận định này không tính đến sự phụ thuộc của nhóm nước mới nổi vào nhóm nước phát triển; cũng như sự xáo trộn sẽ xảy ra khi họ tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc này.

Với trào lưu thoái vốn liên tục diễn ra hiện nay, các nền kinh tế sẽ phải trải qua giai đoạn quá độ vỡ nợ và các thị trường sụt giảm trước khi chuyển sang nền kinh tế thực từ năm 2015 trở đi. Các nhà đầu tư cần chuẩn bị tinh thần cho một thị trường tài chính đầy sóng gió trong 2-3 năm tới. Cơ cấu hệ thống tài chính hiện nay và cơ chế khuyến khích đầu tư khiến các dòng vốn tiếp tục được tung ra bất chấp tín hiệu cảnh báo. Trong khi mối lo lắng tập trung vào châu Âu, đã có nhiều tín hiệu cảnh báo xuất hiện ở các nền kinh tế đang nổi và nhà đầu tư cần quan tâm.

Bạch Dương

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读