Bảng xếp hạng được Theữngthànhphốđắtđỏnhấtthếgiớinălịch thi đấu vilich Economist Intelligence Unit (EIU) thuộc The Economist công bố mới đây như một phần của Khảo sát Chi phí Sinh hoạt Toàn cầu năm 2021. Họ đã thực hiện cuộc khảo sát để xem xét tác động của Covid-19 đối với giá cả và thu nhập toàn cầu. Theo các nhà nghiên cứu sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng và nhu cầu tiêu dùng thay đổi đã đẩy chi phí sinh hoạt ở nhiều thành phố lên chóng mặt cũng như khiến lạm phát tăng nhanh nhất trong vòng 5 năm qua.
Thành phố Tel Aviv của Israel năm nay lần đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng đẩy 'quán quân' của năm ngoái là Paris xuống vị trí thứ hai đồng hạng cùng Singapore.
EIU cũng chỉ ra nguyên nhân khiến chi tiêu ở Tel Aviv tăng là do giá hàng hóa và vận tải cũng như sức mạnh của đồng shekel của Israel so với đô la Mỹ. Hàng hóa và dịch vụ hàng ngày Chỉ số Chi phí Sinh hoạt Toàn cầu năm 2021 theo dõi chi phí sinh hoạt tại 173 thành phố trên toàn thế giới, nhiều hơn 40 thành phố so với năm ngoái. Bên cạnh đó, EIU cũng so sánh giá của hơn 200 sản phẩm và dịch vụ hàng ngày. Dữ liệu của cuộc khảo sát đã được tập hợp liên tục trong suốt hơn ba thập kỷ qua và nhóm các nhà nghiên cứu toàn cầu của EIU sẽ công bố báo cáo thường niên vào mỗi tháng 3 và tháng 9. Chỉ số này được so sánh với giá ở Thành phố New York, do đó các thành phố sử dụng những đồng tiền mạnh hơn so với đô la Mỹ thường sẽ xuất hiện ở vị trí cao trong bảng xếp hạng.
Zurich và Hong Kong (Trung Quốc) lần lượt xếp ở vị trí thứ 4 và 5. Đây cũng là hai thành phố cùng giữ vị trí đầu bảng với Paris vào năm ngoái. New York, Geneva, Copenhagen, Los Angeles và Osaka lần lượt xếp ở những vị trí còn lại trong top 10.
Bảng xếp hạng năm nay vẫn cho thấy sự thống trị của những thành phố châu Âu và châu Á phát triển. Các thành phố có thứ hạng thấp nhất chủ yếu ở Trung Đông, Châu Phi và các khu vực kém giàu có hơn ở Châu Á. Vấn đề đại dịch Theo báo cáo của EIU, trung bình, giá hàng hóa và dịch vụ được đề cập trong chỉ số này đã tăng 3.5% so với năm trước tính theo nội tệ, so với mức tăng khoảng 1.9% cùng kỳ năm ngoái. Những vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến sản xuất và thương mại trên khắp thế giới đã khiến giá cả tiêu dùng tăng chóng mặt. Trong bối cảnh một biến thể mới đang xuất hiện và bắt đầu lây lan thì những vấn đề kể trên được dự đoán sẽ còn kéo dài. Giá dầu tăng khiến giá xăng không chì tăng 21%, bên cạnh đó là những đợt tăng giá lớn trong các ngành hàng giải trí, thuốc lá và chăm sóc cá nhân.
Thành phố có mức tăng giá tiêu dùng cao nhất vào năm 2021 là Tehran. Thủ đô của Iran đã tăng 50 bậc từ vị trí thứ 79 lên vị trí thứ 29 do các lệnh trừng phạt của Mỹ dẫn đến tình trạng thiếu hụt và giá cả tăng cao.
Thủ đô Damascus của Syria một lần nữa được xếp hạng là thành phố có chi phí tiêu dùng rẻ nhất trên thế giới với nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Damascus và Tehran cũng là hai thành phố cho thấy mức độ lạm phát rất cao trong năm 2021 bên cạnh Caracas ở Venezuela và Buenos Aires ở Argentina. Upasana Dutt, người đứng đầu ban Chi phí Sinh hoạt Toàn cầu tại EIU, cho biết 'Mặc dù hầu hết các nền kinh tế trên thế giới hiện đang phục hồi khi việc tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đã được triển khai nhưng nhiều thành phố lớn vẫn đang chứng kiến số ca bệnh tăng đột biến, dẫn đến nhiều khó khăn trong xã hội. Những điều này đã làm gián đoạn nguồn cung cấp hàng hóa, dẫn đến tình trạng khan hiếm và giá cả cao hơn'. Những thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2021 |