当前位置:首页 > World Cup

【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá istiklol】Thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam: Giảm nguồn lực, tăng hiêụ lực

thanh lap so giao dich chung khoan viet nam giam nguon luc tang hieu lucSáp nhập sở giao dịch chứng khoán: Giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh
thanh lap so giao dich chung khoan viet nam giam nguon luc tang hieu luc
Ảnh Internet.

Đề án hợp nhất 2 Sở GDCK được đệ trình từ năm 2016 với sự chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng của cả Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và 2 Sở Giao dịch. Ông đánh giá như thế nào về Đề án này?

Có thể nói, đây là bước tiến hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Trong giai đoạn 1992 – 1995 và kể từ năm 2000, do muốn tránh nguy cơ rủi ro hệ thống và những vấn đề triển khai có thể xảy đến trong quá trình vận hành, việc thành lập và duy trì 2 sở giao dịch chứng khoán HOSE và HNX là bước đi thận trọng của Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Nhưng rõ ràng mô hình hoạt động hiện đại trên thế giới đang áp dụng một Sở GDCK để thống nhất các thành viên thị trường, một chỉ số chung, một hệ thống kết nối không chỉ tiết kiệm nguồn lực mà còn thuận lợi cho việc phát triển TTCK cơ sở và kể cả TTCK phái sinh. Việc này không chỉ tiết kiệm được nguồn lực, chi phí kết nối đường truyền, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối giữa sở GDCK, các công ty chứng khoán và các định chế tài chính, ngân hàng thương mại mà còn hỗ trợ phát triển các ứng dụng, sản phẩm công nghệ, sản phẩm tài chính phục vụ tốt các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước.

Từ đó, chứng khoán cơ sở được sàng lọc, dễ kiểm soát các doanh nghiệp niêm yết hoặc hoạt động trước khi niêm yết. Một chỉ số chung cũng sẽ hợp lý để phát triển các sản phẩm phái sinh, hợp đồng tương lai tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu và đầu tư vào TTCK Việt Nam.

Đề án được kỳ vọng mang tính đột phá cho sự phát triển của TTCK Việt Nam, tạo tiền đề cho việc dự kiến nâng hạng chính thức thị trường lên mới nổi giai đoạn 2020 – 2022.Đồng thời giúp nâng cao sự hiệu quả của TTCK, nâng cao tính cạnh tranh và chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm nhiều hơn từ phía các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Trong thời gian đầu hợp nhất, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc nhất định trong quá trình thực hiện. Theo ông những khó khăn đó sẽ là gì?

Khó khăn trước mắt đó là nguồn lực hiện có, hệ thống công nghệ, platform (nền tảng) cũ. Đây chỉ là bước đi gián tiếp để chuẩn bị cho việc sáp nhập 2 sở “100%” bởi chúng ta cũng phải lường trước những sự cố có thể xảy ra, nhân sự, nguồn lực hiện hữu của 2 sở. Cách thức phân chia hệ thống quản lý từng mảng như cổ phiếu, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.

Tôi cho rằng việc sáp nhập nhưng vẫn giữ nguyên 2 chi nhánh tại 2 khu vực là bước chuẩn bị tạm thời cho việc cài đặt hệ thống công nghệ mới dự kiến triển khai từ tháng 8/2019. Khi mọi việc triển khai ổn định cùng với việc thu thập các ý kiến của các thành viên tham gia thị trường, cải thiện các hoạt động tinh giảm bộ máy, nguồn lực đi kèm sẽ được thực hiện dần dần kể từ 2020 trở đi.

Ông dự báo thế nào về TTCK 2019 và khuyến nghị với nhà đầu tư?

Năm 2019 sẽ là năm hồi phục của TTCK. Dự báo tăng trưởng GDP 2019 của Việt Nam triển vọng và sẽ là tiền đề cho sự phát triển của TTCK. VN-Index sẽ hồi phục trở lại về vùng 1.100 – 1.200 điểm.

Đối với các nhà đầu tư, TTCK cho dù có những giai đoạn tăng và giảm điểm nhưng xu hướng tăng lên các mốc cao đã được dự báo trước. Chiến lược đầu tư phù hợp là thận trọng chú ý đến giá trị, triển vọng của doanh nghiệp cũng cần được xem xét kỹ lưỡng. P/E của TTCK Việt Nam đang hấp dẫn 910 – 920 điểm, tương ứng với 14.5x – 15x và chiến lược đầu tư giá trị - mua và nắm giữ các cổ phiếu chất lượng đang giá thấp là chiến lược phù hợp; hạn chế giao dịch ngắn hạn và chỉ chọn lựa các cổ phiếu tốt nhất để đầu tư mà thôi.

Vậy, để TTCK Việt Nam ngày càng minh bạch và tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, ông có đề xuất gì không?

Theo tôi, TTCK Việt Nam cần chuẩn mực hơn hệ thống báo cáo kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết, cải thiện lại các tiêu chí niêm yết đối với các doanh nghiệp trước khi IPO. Càng kiểm soát tốt chất lượng các doanh nghiệp niêm yết thì TTCK càng hấp dẫn hơn.

Đồng thời, hoạt động công bố thông tin, ban hành các văn bản pháp luật xử phạt các hành vi thao túng thị trường, giao dịch nội gián… cũng được chú trọng. Cuối cùng, các thủ tục hành chính, các quy định nới room cho khối ngoại, các hoạt động hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng cần được tinh giảm hoặc cải thiện chất lượng.

Xin cảm ơn ông!

分享到: