Tuy nhiên,ảnlýngânquỹchuyênnghiệphiệnđạsoi kèo đá banh QLNQ là lĩnh vực liên quan đến nhiều cơ chế chính sách, vì vậy, đòi hỏi KBNN phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách QLNQ theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng các quy định của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015 và mục tiêu của Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.
Kịp thời chi trả tại mọi thời điểm
KBNN cho biết, nếu như trước đây, công tác QLNQ tập trung vào việc đảm bảo có đủ tiền để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của ngân sách, thì hiện nay xu hướng QLNQ đang hướng tới mục tiêu an toàn và hiệu quả. Theo đó, cải cách công tác QLNQ của KBNN tuy mới được triển khai thực hiện hơn 2 năm trên cơ sở Luật NSNN 2015 và Nghị định số 24/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ quản lý Ngân quỹ nhà nước (NQNN), song bước đầu đã mang lại những kết quả rất đáng khích lệ.
Theo KBNN, trong thời gian tới đây sẽ tiếp tục tạo dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho công tác QLNQ (nghị định quy định chế độ QLNQ và các thông tư hướng dẫn) nhằm đáp ứng được 2 yêu cầu cơ bản trong công tác QLNQ là an toàn và hiệu quả. Trong đó, sẽ phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính với NHNN và các cơ quan liên quan khác trong việc QLNQ, quản lý tài khoản KBNN, dự báo luồng tiền và tạo dựng cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư ngân quỹ…
Cụ thể, NQNN thời gian qua được tập trung nhanh chóng về trung ương thông qua việc thiết lập hệ thống tài khoản thanh toán tập trung đã giúp KBNN tạo ra số dư NQNN lớn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các khoản chi của NSNN và các đơn vị có giao dịch với KBNN. Đồng thời, việc tập trung ngân quỹ này còn tạo nguồn lực để sử dụng NQNN hiệu quả hơn thông qua nghiệp vụ sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi như thực hiện tạm ứng cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh, gửi có kỳ hạn NQNN tại các ngân hàng thương mại có hoạt động an toàn, ổn định theo xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi đã tạo kênh vốn hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng quan trọng, đồng thời tạo nguồn vốn luân chuyển cho sự phát triển kinh tế xã hội.Bên cạnh đó, khi NQNN thặng dư, giải ngân đầu tư công chậm, KBNN đã chủ động báo cáo Bộ Tài chính giảm khối lượng huy động vốn trên thị trường, thay vào đó là sử dụng biện pháp tạm ứng từ NQNN cho ngân sách trung ương để bù đắp bội chi. Đơn cử như năm 2018 vừa qua, 45.500 tỷ đồng NQNN tạm thời nhàn rỗi đã được sử dụng cho ngân sách trung ương vay ngắn hạn theo quy định để giảm nhiệm vụ phát hành trái phiếu chính phủ, tiết kiệm cho ngân sách trung ương khoảng 1.600 tỷ đồng tiền lãi phải trả trong năm 2019. Ngoài ra hiện nay, công tác quản lý NQNN của KBNN đã hỗ trợ tích cực NHNN trong việc triển khai chính sách tiền tệ do nguồn tiền được gửi tập trung gửi không kỳ hạn tại tài khoản của KBNN mở tại NHNN (chiếm gần 95% tổng tiền gửi không kỳ hạn). Nguồn ngân quỹ này đã giúp NHNN thực hiện được đồng thời 2 mục tiêu là mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước và ổn định được thanh khoản thị trường, không ảnh hưởng đến lạm phát, giữ được mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giúp giảm chi phí cho NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
Với những cải cách trong QLNQ thời gian qua của KBNN đã được các chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá cao và cho biết, công cuộc cải cách công tác quản lý NQNN của KBNN đang tiến hành là đúng hướng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, việc phát triển quản lý NQNN chủ động sẽ là một tiến trình liên tục và kéo dài. Tốc độ phát triển QLNQ chủ động sẽ gắn với những thay đổi trong môi trường chính sách và tốc độ phát triển thị trường tài chính. Vì vậy, KBNN cần đề ra các mục tiêu, giải pháp rõ ràng khi xây dựng chiến lược phát triển cho giai đoạn mới 2021 - 2030.
Định hướng cải cách QLNQ theo hướng an toàn và hiện đại
KBNN cho biết, trong thời gian tới đây sẽ tiếp tục tạo dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho công tác QLNQ (nghị định quy định chế độ QLNQ và các thông tư hướng dẫn) nhằm đáp ứng được 2 yêu cầu cơ bản trong công tác QLNQ là an toàn và hiệu quả. Trong đó, sẽ phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính với NHNN và các cơ quan liên quan khác trong việc QLNQ, quản lý tài khoản KBNN, dự báo luồng tiền và tạo dựng cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư ngân quỹ…
Bên cạnh đó, KBNN xây dựng và phát triển hệ thống dự báo luồng tiền hiện đại, đảm bảo dự báo tương đối chính xác tình hình thu, chi, thanh toán và tồn ngân quỹ trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Đồng thời hệ thống này có khả năng giao diện với một số hệ thống thông tin khác (như hệ thống quản lý thu NSNN, quản lý nợ…), đặc biệt là hệ thống TABMIS (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) để dự báo chính xác các luồng tiền thu, chi qua KBNN. Trên cơ sở đó, xây dựng phương án quản lý, điều hành NQNN phù hợp.
Xây dựng và phát triển hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro; trong đó, phân loại xác định rõ đối tượng, lĩnh vực thường có độ rủi ro cao cần được quản lý chặt chẽ trong hoạt động quản lý ngân quỹ, trên cơ sở đó, lựa chọn chính sách và giải pháp an toàn hoặc đầu tư ngân quỹ hiệu quả, ít rủi ro nhất.
Tiếp tục xây dựng và triển khai hệ thống thanh toán tập trung hiện đại dựa trên nền tảng của hệ thống TABMIS, nhằm quản lý tập trung ngân quỹ để sử dụng một cách có hiệu quả nhất, nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực tài chính của Chính phủ.
Ngoài ra, KBNN sẽ gắn QLNQ với quản lý nợ chính phủ thông qua việc sử dụng ngân quỹ để mua lại trái phiếu chính phủ tại thị trường thứ cấp nhằm cơ cấu lại nợ và giảm chi phí vay nợ của Chính phủ. Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ hiện đại, minh bạch, hoạt động theo nguyên tắc thị trường, liên kết và hội nhập với thị trường trái phiếu khu vực và quốc tế.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy theo chức năng và nhiệm vụ mới, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, đào tạo bài bản, hoạt động chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cải cách công tác quản lý ngân quỹ.
KBNN cho biết, các định hướng nêu trên vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu mà KBNN hướng đến trong thời gian tiếp theo để từ đó góp phần vào việc thực hiện thành công Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 nói chung và công tác cải cách NQNN nói riêng. Đồng thời, với việc quản lý NQNN tốt sẽ góp phần vào sự vận hành thông suốt, đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế theo chủ trương của Đảng và Chính phủ.
Vân Hà