【hồng kông vs】Đèo Cả kiến nghị nhiều giải pháp thúc đẩy tiến độ cao tốc Quảng Ngãi

  发布时间:2025-01-09 13:01:41   作者:玩站小弟   我要评论
Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.Ngày 10/5, Bộ trưở hồng kông vs。
Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.

Ngày 10/5,ĐèoCảkiếnnghịnhiềugiảiphápthúcđẩytiếnđộcaotốcQuảngNgãhồng kông vs Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng chủ trì buổi họp kiểm đếm tiến độ Dự ánxây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Theo báo cáo của Cục Quản lý đầu tưxây dựng (Bộ GTVT), từ tháng 3/2023, các địa phương mới bàn giao được khoảng 58% mặt bằng đủ điều kiện thi công Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Sau khi Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng làm việc trực tiếp với lãnh đạo các tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa và có công điện gửi các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Cà Mau để tháo gỡ vướng mắc thì hiện các địa phương đã bàn giao thêm được khoảng 50 km, nâng khối lượng mặt bằng sạch từ 58% lên 65%).

Về mỏ vật liệu xây dựng, Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biế, với 10 dự án thành phần đoạn từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Khánh Hòa (vật liệu cát, đất đắp nền), Bộ GTVT đã yêu cầu các Ban quản lý dự án khẩn trương làm việc với các cấp chính quyền của địa phương để thực hiện các thủ tục khai thác mỏ; làm việc với chủ sở hữu đất khu vực mỏ để thỏa thuận phương án, giá đền bù giải phóng mặt bằng khu vực khai thác; tổng hợp khả năng cung ứng; các khó khăn, vướng mắc đối với từng mỏ báo cáo Bộ GTVT.

Tính đến đầu tháng 5/2024, đối với các mỏ đất đắp, các nhà thầuđã trình Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương 48/82 hồ sơ mỏ, chưa trình 34/82 mỏ (Bãi Vọt - Hàm Nghi 4/6 mỏ; Quảng Ngãi - Hoài Nhơn 11/29 mỏ; Hoài Nhơn - Quy Nhơn 4/9 mỏ; Chí Thạnh - Vân Phong 2/5 mỏ; Vân Phong - Nha Trang 13/18 mỏ).

Các Ban quản lý dự án, nhà thầu đã làm việc với chủ 49/82 mỏ, chưa làm việc 33/82 mỏ (Bãi Vọt - Hàm Nghi 2/6 mỏ; Hàm Nghi – Vũng Áng 3/3 mỏ, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn 21/29 mỏ; Hoài Nhơn - Quy Nhơn 2/9 mỏ; Chí Thạnh - Vân Phong 1/5 mỏ; Vân Phong - Nha Trang 4/18 mỏ).

Về mỏ cát, Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết, các nhà thầu đã trình Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương 25/31 hồ sơ mỏ, chưa trình 6/31 mỏ (Hàm Nghi - Vũng Áng 1/1 mỏ; Quảng Ngãi - Hoài Nhơn 2/22 mỏ; Vân Phong - Nha Trang 3/5 mỏ). Các quản lý dự án, nhà thầu đã làm việc với chủ 30/31 mỏ, chưa làm việc 1/31 mỏ (Hàm Nghi - Vũng Áng 1/1 mỏ).

Cục Quản lý đầu tư xây dựng xác nhận, dến nay, tại các dự án, địa phương mới chấp thuận được 2 mỏ đất giao cho nhà thầu khai thác (tỉnh Bình Định cấp cho nhà thầu Sơn Hải, đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn; tỉnh Khánh Hòa cấp cho nhà thầu Lizen, đoạn Vân Phong - Nha Trang).

“Việc chậm trễ trong việc bàn giao mặt bằng, cấp phép mỏ vật liệu đang gây nhiều khó khăn cho các đơn vị thi công Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025”, lãnh đạo Cục Quản lý đầu tư xây dựng đánh giá.

Là nhà thầu chủ lực tại Dự án thành phần Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, ông Nguyễn Tấn Đông, Phó chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả cho biết, ngay cả phần công địa đã bàn giao thì vẫn còn còn tình trạng “xôi đỗ”. Đoạn tuyến có mặt bằng nhưng không có đường tiếp cận. Đoạn tuyến có đường tiếp cận thì lại chưa được bàn giao mặt bằng do vướng nhà dân cần tái định cư chưa di dời.

Theo ông Nguyễn Tấn Đông, doanh nghiệpđã nhận diện các rủi ro về nguồn vật liệu và kiến nghị các cấp có thẩm quyền, nhưng đến nay chưa được giải quyết.

“Lo ngại lớn nhất là thiếu vật liệu. Nhà thầu đã khảo sát 34 mỏ đất, 19 mỏ đá và 12 mỏ cát ở địa phương, nhưng trữ lượng không đủ. 4 mỏ với khoảng 1,23 triệu m3 vật liệu vẫn chưa được tỉnh phê duyệt quy hoạch để nhà thầu làm thủ tục khai thác. Mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo giao nhà thầu trực tiếp khai thác mỏ vật liệu, đến nay các địa phương vẫn chưa xác định rõ thẩm quyền đền bù, giải phóng mặt bằng đối với mỏ. Với mỏ thương mại, chủ mỏ đang có hiện tượng găm hàng”, đại diện nhà thầu cho biết.

Một khó khăn nữa đối với các nhà thầu thi công Dự án thành phần Quảng Ngãi - Hoài Nhơn là trình tự, thủ tục cấp phép mỏ đang chưa có sự thống nhất giữa các địa phương.

Cụ thể, hiện UBND tỉnh Quảng Ngãi và UBND tỉnh Bình Định đang hướng dẫn trình tự thủ tục khác nhau (không theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 1711/BTNMT-KSVN ngày 17/3/2023).

Ông Đông cho biết, tỉnh Quảng Ngãi đang hướng dẫn thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của Nghị định 158/2016/NĐ-CP (không thực hiện rút gọn theo cơ chế đặc thù tại Nghị quyết 133 và Nghị quyết 60 của Chính phủ). Địa phương chỉ hỗ trợ bằng cách rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục. Theo quy trình này quá trình cấp phép mỏ phải mất từ 60 đến 90 ngày.

Trong khi đó, UBND tỉnh Bình Định lại hướng dẫn rút ngắn thủ tục một phần theo văn bản 1411/BTNMT-KSBN của Bộ Tài nguyên và Môi trường  thực hiện các thủ tục đăng kí khai thác khoáng sản theo văn bản 3328/QĐ-UBND ngày 12/10/2022. Theo quy trình này phải mất 47 ngày.

Cũng theo lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả, việc thu hồi đất các khu mỏ vật liệu theo văn bản số 1711/BTNMT-KSVN của Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa phù hợp với Điểm đ, Khoản 3, Điều 62 Luật đất đai 2013 nên địa phương không thực hiện GPMB mà giao cho nhà thầu tự thỏa thuận với người dân thực hiện dẫn đến việc người dân đưa ra chi phí đền bù cao hơn quy định của Nhà nước (cao gấp 2-3 lần), trong khi quy định tại hợp đồng là mức đền bù bằng đơn giá của Nhà nước dẫn đến Nhà thầu không thực hiện được.

“Trong trường hợp người dân không đồng ý nhận tiền đền bù, giao đất phục vụ khai thác vật liệu thì cũng không có cơ sở để địa phương tổ chức cưỡng chế/bảo vệ thi công”, ông Đông cho biết.

Để giải quyết vấn đề này, lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành văn bản pháp quy (Nghị quyết của Quốc hội/Nghị quyết của Chính phủ) quy định cụ thể về trình tự hồ sơ, thủ tục cấp phép mỏ vật liệu theo hướng nhà thầu lập hồ sơ đăng ký khai thác các mỏ vật liệu nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án. Địa phương giao mỏ cho nhà thầu khai thác thi công cao tốc và nộp thuế phí theo quy định.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cần sớm có quyết định điều chỉnh bổ sung phạm vi GPMB các mỏ vật liệu và bãi thải vào dự án. Chủ đầu tư tổ chức cắm cọc GPMB và bàn giao cho địa phương triển khai các thủ tục thu hồi đất, chi phí GPMB thuộc chi phí GPMB của dự án.

Dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025. Đây là dự án có quy mô lớn nhất trong 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam. Dự án có chiều dài 88 km, tổng mức đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng.

Trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Ngãi dài 60,3 km, qua tỉnh Bình Định dài 27,7 km. Giai đoạn 1, cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn có quy mô 4 làn xe, vận tốc 80 km/h. Dự án do Ban Quản lý dự án 2 (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư.

Theo kế hoạch, dự án phải hoàn thành toàn tuyến vào quý III năm 2026. Do đó, ngay sau khi khởi công, nhà thầu đã tập trung thi công các hạng mục của dự án. Tuy nhiên, sau hơn 4 tháng thi công, khối lượng công việc đã thực hiện của Dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đạt tỷ lệ rất thấp. Nguyên nhân do mặt bằng của Dự án rơi vào tình trạng “xôi đỗ”, phần mặt bằng có thể tổ chức thi công liên tục chỉ được khoảng 38km, hơn 4km đã có mặt bằng nhưng chưa thể thi công.

相关文章

最新评论