【kết quả na uy】Em bé mồ côi 8 năm chờ bồi thường tai nạn giao thông:

 人参与 | 时间:2025-01-25 21:03:08

Thi hành án Đồng Xoài vô cảm và không làm theo luật?ồcocircinămchờbồithườngtainạkết quả na uy

Bị xe tải cán gãy chân, mẹ bị bệnh đã mất, ba chán nản bỏ nhà ra đi, Lê Đức Bảo Linh, học sinh lớp 7A, trường THCS Tân Xuân phải sống cùng ông bà nội. Tháng 8-2003, Tòa án nhân dân tỉnh xét xử đã buộc chủ xe gây ra tai nạn bồi thường cho Linh 51,4 triệu đồng.

Thế nhưng, hơn 8 năm qua, hai ông cháu Linh mới chỉ nhận được số tiền bồi thường 28 triệu đồng, chia làm nhiều lần trong nhiều năm. Trả lời câu hỏi vì sao lại như vậy, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án thị xã Đồng Xoài “lý luận”: Chủ xe gây tai nạn… có tài sản lớn quá, không biết phải thi hành như thế nào và viện dẫn những quy định rất vô lý!.

NỖI ĐAU TỪ KHI CÒN “ĐỎ HỎN”

Chúng tôi đến thăm ông cháu Bảo Linh trên đường Lê Quý Đôn, phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài. Xẩm tối Linh mới đi học về. Cậu bé khôi ngô, tuấn tú và rất ngoan ngoãn khoanh tay chào mọi người mới bước vào nhà. Trong bộ đồng phục học trò, Linh cố gắng đi thật bình thường nhưng cũng không giấu được bước chân bị lệch do bên cao bên thấp. Khi ông nội cho phép, Linh mới ngồi xuống chiếc ghế xếp và kéo ống quần lên cho chúng tôi xem. Hai chân lệch khá rõ, một to và dài khác thường, một nhỏ và ngắn hơn nhưng vừa vặn với dáng người. Thì ra cái chân to và dài là di chứng tai nạn kinh hoàng của em năm nào.

Cháu Bảo Linh với đôi chân bên cao bên thấp

Câu chuyện của Linh được ông nội em kể lại rất chính xác, không sai điểm nào với bản án của Tòa án nhân dân tỉnh đã tuyên. Có lẽ, tai nạn của cháu nội và hành trình bảo vệ cho Linh qua xử sơ thẩm, rồi phúc thẩm gần 3 năm ròng khiến ông ám ảnh, in đậm về vụ việc. Đến bây giờ lối xóm cũng vẫn nhớ rất rõ vụ tai nạn ấy, bởi khi đó Linh còn “đỏ hỏn” và mọi người rất thích bế bồng...

Ngày 31-1-2001, Bảo Linh mới 2 tuổi chơi trước cửa nhà trên đường 322, đoạn gần ngã tư Sóc Miên, nay là đường Lê Quý Đôn, thuộc phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài. Bất ngờ Linh bị xe tải do Hứa Chấn Văn (1966) điều khiển lấn đường lề trái và cán lên phần đùi chân trái của em. Tai nạn khiến Linh bị thương rất nặng, phải phẫu thuật nhiều bộ phận ở nửa dưới của bụng, gãy cánh xương chậu, gãy ổ khớp háng... Di chứng để lại em bị hạn chế chức năng vận động khớp háng và chân...

Chuyện tai nạn của Linh thật đau lòng và là điều không mong muốn với bất kỳ ai, cả gia đình Linh và gia đình người lái xe. Nó như một phần của số phận mỗi con người và thường khó kiểm soát hay thay đổi được. Nhưng luật pháp, đạo đức, trách nhiệm có như vậy? Và ẩn sau những lý do rất khó hiểu của cơ quan chức năng là gì?

NHỮNG KHUẤT TẤT KHÓ HIỂU

Gần 11 năm sau ngày tai nạn và hơn 8 năm sau ngày tuyên án của Tòa án nhân dân tỉnh, ông cháu Linh mới nhận được số tiền bồi thường 28 triệu đồng, khi dăm ba trăm ngàn, khi một vài triệu đồng. Đi lại nhiều lần khiến ai cũng nản chứ không nói đến ông lão đã 81 tuổi. Nhưng vì cháu nội và vì danh dự, ông Thuận vẫn “đòi” bằng được cán bộ thi hành án.

Đem câu chuyện của Linh đến làm việc cùng Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thi hành án thị xã Đồng Xoài Đỗ Thành Đô, chúng tôi thật bất ngờ khi được trả lời: Thứ nhất là Chi cục Thi hành án thị xã Đồng Xoài rất tích cực, có trách nhiệm với vụ việc và hiện... đang kê biên tài sản. Thứ hai, những năm qua, tài sản của người phải thi hành án (ông Hứa Chấn Văn) là quá lớn, tiền trăm triệu, tiền tỷ, ví dụ như ôtô, nhà đất, tài sản chung chứ không phải của cá nhân... nên không kê biên, không cưỡng chế được. Chi cục Thi hành án Đồng Xoài đã vận động ông Văn thu xếp tự nguyện thi hành. Thứ ba là gia đình ông Thuận không gửi đơn đề nghị lên cơ quan thi hành án nên không có cơ sở để thi hành. Và quan trọng nhất là theo Luật Thi hành án dân sự năm 2008, việc xác minh điều kiện thi hành án thuộc về trách nhiệm của người được thi hành án. Trong khi đó ông Thuận đến nay chưa xác minh tài sản của người được thi hành án.

Có thể thấy, “lý luận” của Chi cục Thi hành án thị xã Đồng Xoài thật khó chấp nhận. Ông Thuận cho biết đã làm đơn đề nghị thi hành án và rất nhiều lần gặp trực tiếp chi cục trưởng, chấp hành viên giải quyết vụ việc. Ông Thuận bức xúc: Nếu không đề nghị, không yêu cầu, vậy ở đâu ra mỗi lần trả một ít, dồn lại đã thi hành được 28 triệu đồng? Trách nhiệm và lương tâm của họ (Chi cục Thi hành án thị xã Đồng Xoài - PV) thể hiện 8 năm qua như thế nào, cứ nhìn vào kết quả giải quyết vụ việc sẽ rõ. Ở góc độ pháp luật, dễ dàng nhận ra Chi cục Thi hành án thị xã Đồng Xoài đã cố tình lừa cả ông cháu Bảo Linh và phóng viên Báo Bình Phước bằng việc đánh lộn trắng đen về các quy định của pháp luật áp dụng trong vụ việc này.

Ẩn chứa đằng sau sự khuất tất đó là gì và phải xử lý như thế nào để tạo sự tôn trọng pháp luật, xin dành cho Cục Thi hành án tỉnh Bình Phước và lãnh đạo Ban chỉ đạo Thi hành án thị xã Đồng Xoài.

Trần Phương

LẬP LỜ VỚI NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Luật Thi hành án ban hành năm 2008 quy định việc xác minh điều kiện thi hành án thuộc trách nhiệm của người được thi hành án. Tuy nhiên, luật này cũng quy định người được thi hành án không tự xác minh thì có thể yêu cầu chấp hành viên tiến hành xác minh điều kiện thi hành án (Điều 44) và cơ quan thi hành án phải thông báo, hướng dẫn cho đương sự (Nghị định 58/2009/NĐ-CP).

Đặc biệt, bản án của Tòa án nhân dân tỉnh được thi hành từ tháng 8-2003. Từ đó cho đến trước thời điểm ra đời Luật Thi hành án dân sự năm 2008, việc thi hành án dân sự được thực thi theo Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 và Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004. Cả hai pháp lệnh và các nghị định đều quy định việc xác minh điều kiện thi hành án là nhiệm vụ của cơ quan thi hành án. Cụ thể như khoản 1, Điều 8 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP quy định: Cơ quan thi hành án có trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành của người phải thi hành án.

Về đơn yêu cầu thi hành án, Điều 6 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30-9-2004, quy định: Nếu người được thi hành án, người phải thi hành án trực tiếp trình bày yêu cầu thi hành án bằng lời nói tại cơ quan thi hành án thì cơ quan thi hành án phải lập biên bản ghi rõ các nội dung, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của cán bộ lập biên bản. Biên bản thay cho đơn yêu cầu thi hành án.

Quy định như vậy, nhưng hơn 8 năm qua ông cháu Bảo Linh “được” cơ quan thi hành án Đồng Xoài thoái thác trách nhiệm một cách khó hiểu. Và chỉ đến khi ông nội của Bảo Linh không chịu đựng được nữa, làm đơn khiếu nại gửi đến nhiều cơ quan trong tỉnh, tháng 9-2011 Chi cục Thi hành án thị xã Đồng Xoài mới… hướng dẫn làm đơn đề nghị yêu cầu thi hành án kèm theo đề nghị chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án, còn kết quả như thế nào thì... “hãy đợi đấy”!.

顶: 2697踩: 416