设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kết quả aff】Đề xuất hai phương án thuế suất cho khô dầu đậu tương 正文

【kết quả aff】Đề xuất hai phương án thuế suất cho khô dầu đậu tương

来源:88Point 编辑:Cúp C2 时间:2025-01-12 03:48:22
Đề xuất miễn tiền chậm nộp thuế nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp Đề xuất cách tính mới thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt Sửa đổi thuế suất,Đềxuấthaiphươngánthuếsuấtchokhôdầuđậutươkết quả aff phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm thuốc lá
Khô dầu đậu tương là nguyên liệu đầu vào quan trọng của sản xuất thức ăn chăn nuôi	Ảnh: ST
Khô dầu đậu tương là nguyên liệu đầu vào quan trọng của sản xuất thức ăn chăn nuôi Ảnh: ST

Hai nhóm vấn đề đặt ra trong sửa đổi thuế suất XNK ưu đãi

Tại Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ DN chủ động thích ứng, phục hồi và phát triển bền vững đến năm 2023, Chính phủ giao Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội rà soát và trình Chính phủ điều chỉnh thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội, Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát các mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước. Kết quả rà soát cho thấy có 2 nhóm vấn đề gồm: các mặt hàng xem xét điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, tạo thuận lợi thương mại, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, phòng chống gian lận trong phân loại, áp mã; các mặt hàng đề xuất chưa điều chỉnh do mức thuế suất hiện hành đã đảm bảo đúng chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.

Để tháo gỡ 2 nhóm vấn đề trên, Bộ Tài chính thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP để đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Theo đó, mục tiêu đề ra đối với việc sửa đổi Nghị định này nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước; khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm giá thành sản phẩm để tăng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu; góp phần ổn định thị trường, nhất là đối với sản phẩm trong nước đã sản xuất được và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng; đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

Việc sửa đổi Nghị định 26 đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc về ban hành biểu thuế, mức thuế suất quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; kịp thời cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng về điều chỉnh chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Chính phủ xác định trong Nghị quyết số 58/NQ-CP và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo duy trì được dư địa cho việc đàm phán các FTA mới trong tương lai, thuế suất thuế nhập khẩu MFN sau điều chỉnh không thấp hơn thuế suất ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ các FTA, đồng thời đảo đảm nguyên tắc công bằng, có đi có lại; hài hòa lợi ích đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong nước và trong quan hệ thương mại với các nước đối tác lớn.

Phương án thuế suất với khô dầu đậu tương

Đối với nhóm nội dung các mặt hàng xem xét điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, tạo thuận lợi thương mại, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, phòng chống gian lận trong phân loại, áp mã, Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an và một số hiệp hội kiến nghị điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của mặt hàng khô dầu đậu tương từ 2% xuống 0%.

Khô dầu đậu tương là nguyên liệu đầu vào quan trọng của sản xuất thức ăn chăn nuôi. Theo thống kê, tổng nhu cầu thức ăn (ngô, khô đậu tương, cám, bột cá...) cho toàn ngành chăn nuôi Việt Nam khoảng 33 triệu tấn/năm. Hiện nay, Việt Nam đã có nhà máy sản xuất được khô dầu đậu tương, nhưng sản lượng chỉ đạt 13 triệu tấn/năm, tương đương với 35% nhu cầu, phần còn lại phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài. Tại dự thảo sửa đổi Nghị định 26, Bộ Tài chính cho biết, cơ bản mức thuế suất MFN các mặt hàng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đều đã ở mức rất thấp để bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp với khả năng đáp ứng thị trường. Đối với mặt hàng khô đậu tương, đã sản xuất được 35% nhu cầu, nên mức thuế suất MFN 2% (so với mức cam kết trần WTO 5%) như hiện hành là phù hợp, đảm bảo nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất, khuyến khích ngành chăn nuôi chủ động nguồn nguyên liệu, cũng như hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi và DN. Hơn nữa, việc điều chỉnh giảm mức thuế suất MFN có thể dẫn đến giảm nhu cầu, ảnh hướng đến sản xuất trong nước và tăng sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, qua đó tác động trực tiếp tới hoạt động chăn nuôi của DN và đời sống của người dân. Bộ Tài chính cũng cho hay, trước đây, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Công ty Dabaco đã có công văn kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%, nhưng sau đó đã có văn bản xin rút lại kiến nghị và đề nghị giữ nguyên hiện hành.

Theo đó, với thuế suất đối với mặt hàng khô dầu đậu tương, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án. Phương án 1: giữ nguyên mức thuế suất MFN đối với mặt hàng khô dầu đậu tương như hiện hành. Phương án 2: điều chỉnh mức thuế suất MFN đối với mặt hàng khô dầu đậu tương từ 2% xuống 1%.

Bộ Tài chính đánh giá, thực hiện theo phương án 1 có ưu điểm góp phần ổn định chính sách, không xáo trộn hoạt động sản xuất của DN thức ăn chăn nuôi và DN chăn nuôi trong nước. Mức thuế suất MFN 2% (so mới mức trần WTO 5%) là hợp lý để khuyến khích DN trong nước tiếp tục sản xuất. Nhược điểm của phương án này là chưa đáp ứng được kiến nghị của một số bộ, hiệp hội và DN trong bối cảnh giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng cao.

Còn nếu thực hiện theo phương án 2 sẽ tạo điều kiện cho ngành sản xuất khô dầu đậu tương trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần giảm chi phí, chủ động nguồn cung. Việc giảm thuế suất MFN xuống 1% thay vì 0% vẫn tạo dư địa đàm phán cho các FTA mà Việt Nam sẽ ký kết trong tương lai, đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc về ban hành biểu thuế, thuế suất quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thực hiện phương án 2 dự kiến sẽ làm giảm số thu NSNN khoảng 520 tỷ đồng/năm (bao gồm thuế nhập khẩu và thuế GTGT), thấp hơn so với mức giảm số thu NSNN 1.040 tỷ đồng/năm (bao gồm thuế nhập khẩu và thuế GTGT) trong trường hợp giảm mức thuế suất MFN xuống 0% như kiến nghị.

热门文章

0.6289s , 7650.2265625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kết quả aff】Đề xuất hai phương án thuế suất cho khô dầu đậu tương,88Point  

sitemap

Top