您的当前位置:首页 > World Cup > 【nhan dinh tran dau】Khắc phục 'bệnh hình thức' trong kiểm điểm, đánh giá cán bộ 正文

【nhan dinh tran dau】Khắc phục 'bệnh hình thức' trong kiểm điểm, đánh giá cán bộ

时间:2025-01-10 16:38:01 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Còn tình trạng nể nang, xuôi chiều trong đánh giá, xếp loạiKiểm điểm, đánh giá thiếu nghiêm túc, khô nhan dinh tran dau

Còn tình trạng nể nang,ắcphụcbệnhhìnhthứctrongkiểmđiểmđánhgiácánbộnhan dinh tran dau xuôi chiều trong đánh giá, xếp loại

Kiểm điểm, đánh giá thiếu nghiêm túc, không thực chất sẽ dẫn đến hậu quả là việc xếp loại cán bộ không chính xác. Từ đây dẫn tới nguy cơ sai lầm trong bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ, triển khai các chính sách, đãi ngộ không phù hợp, gây tâm lý bất bình, mất động lực lao động, phấn đấu, cống hiến trong nội bộ.

Nguy hại hơn, đánh giá cán bộ sai sẽ dẫn đến nguy cơ thực hiện quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm thiếu chính xác, có thể để lọt những người không xứng đáng vào vị trí lãnh đạo, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, uy tín của tổ chức, cơ quan, đơn vị, thậm chí làm suy yếu tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị, trong đó có những tác động tiêu cực, cản trở, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của địa phương, đất nước.

Nhận thức rõ điều này, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm và ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chỉ thị, quy định, nghị định, hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân ở các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Ảnh minh họa: tuyengiao.vn

Năm 2018, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị. Sau 5 năm thực hiện, công tác đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân cán bộ, công chức (CBCC) đạt những kết quả tích cực, đáng ghi nhận.

Song, có lúc, có nơi, công tác này vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Một trong những nguyên nhân là “căn bệnh hình thức”, nể nang, xuôi chiều trong quá trình thực hiện. Tại một số tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương, việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ vẫn còn tình trạng qua loa, đại khái, mang tính chiếu lệ, làm cho xong, cho đủ theo quy định chứ chưa thực chất, bảo đảm hiệu quả, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tình trạng nể nang, ngại va chạm, sợ mất lòng, dễ dãi, xuôi chiều, dĩ hòa vi quý, thậm chí sợ bị trù dập, cô lập, trả thù, nhất là đánh giá, xếp loại thủ trưởng, lãnh đạo đơn vị vẫn diễn ra ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương,... Vẫn còn hiện tượng kéo bè, kéo cánh, vào hùa thù ghét cá nhân trong việc đánh giá, xếp loại.

Hậu quả là một số cán bộ yếu kém về năng lực, nhân cách, đạo đức,... nhưng vẫn được đánh giá tốt, xếp hạng cao, được khen thưởng, đãi ngộ; cá biệt có trường hợp được quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt, thăng chức. Ngược lại, không ít cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt,... nhưng do không cùng “phe cánh” nên thường bị đánh giá, xếp loại thấp, không được xét khen thưởng trong thi đua, thậm chí không được đề bạt, bổ nhiệm hoặc bị điều động, luân chuyển công tác,...

Chính những hạn chế trong công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC hiện nay, từ đó tác động đến hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị và tiến trình phát triển KT-XH. Điều đáng buồn là tại một số cơ quan, đơn vị vẫn có không ít CBCC, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại CBCC; chưa lường hết những hậu quả, tác hại, còn hình thức khi thực hiện công tác này, thậm chí còn cho rằng làm như vậy mới giúp bảo đảm sự đoàn kết của cơ quan, đơn vị. Đây là một trong những lý do khiến “bệnh hình thức”, tình trạng nể nang trong đánh giá cán bộ tồn tại và ăn sâu, bám rễ lâu đến như vậy.

Cần bảo đảm tính chính xác, chân thực, hiệu quả

Từ thực tế trên đòi hỏi phải nhận diện rõ cũng như chú trọng tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của CBCC đối với việc thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá, xếp loại; đồng thời, có những biện pháp quyết liệt hơn để ngăn chặn, loại bỏ triệt để “bệnh hình thức”, bảo đảm thực chất, hiệu quả công tác này.

Ngày 04/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 124-QĐ/TW về việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị với nhiều điểm mới được bổ sung cụ thể hơn so với quy định cũ.

Quy định nhằm nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, tự soi, tự sửa, thấy được những ưu điểm để phát huy và hạn chế, khuyết điểm để khắc phục, góp phần phát hiện, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Tại Quy định số 124-QĐ/TW, từ những quan điểm chỉ đạo chung cho đến những nội dung, tiêu chí đánh giá, xếp loại đều được nêu chi tiết, cụ thể giúp mọi tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương có thể dễ dàng nắm bắt và tổ chức thực hiện, qua đó bảo đảm tính chuẩn xác trong đánh giá, xếp loại đối với các đối tượng CBCC ở những vị trí khác nhau.

Quy định số 124-QĐ/TW nêu rõ, để đem lại hiệu quả thực chất công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ thì các tiêu chí để tập thể, cá nhân căn cứ vào đó kiểm điểm, đánh giá, bình bầu cần rõ ràng, cụ thể, chi tiết và thiết thực.

Bên cạnh các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trách nhiệm với công việc thì cần phải bổ sung nhiều tiêu chí khác để bảo đảm tính chuẩn xác trong đánh giá cán bộ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước trong thời đại mới, trong đó không thể thiếu các tiêu chí quan trọng như trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm, đối chiếu với những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tinh thần đoàn kết nội bộ,...

Với những điểm bổ sung cụ thể, rõ ràng, Quy định số 124-QĐ/TW không chỉ giúp nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo, tổ chức, cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên trong thực hiện công tác đánh giá, xếp loại, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi “bệnh hình thức”, nể nang, xuôi chiều, dĩ hòa vi quý,... mà còn giúp các cơ quan, đơn vị có căn cứ, cơ sở để thực hiện đúng và bảo đảm tính chính xác, chân thực, hiệu quả.

Với quyết tâm chính trị cao, tăng cường sự chỉ đạo, phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, địa phương, thời gian tới, chắc chắn sẽ có những thay đổi tích cực đối với công tác đánh giá, xếp loại cán bộ, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc./.

Huyền Linh