当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kết quả bóng đá macarthur】Làm gì để tránh bị ép giá?

lam gi de tranh bi ep gia

Năng lực sản xuất của các DN Việt Nam còn yếu nên khả năng cạnh tranh quốc tế kém. Ảnh: Trần Việt

Thua thiệt

Trong các mặt hàng thường xuyên xảy ra tình trạng ép giá, nhiều nhất phải kể đến mặt hàng thuộc nhóm nông lâm nghiệp. Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Giám đốc TNHH XNK trái cây Chánh Thu, cứ khi nào trái cây vào mùa thu hoạch, cung vượt quá cầu thì sẽ xảy ra tình trạng bị ép giá, điều này đã trở thành “truyền thống” không thể tránh khỏi. Mặt hàng trái cây nếu không được giao hàng đi XK trong một thời gian nhất định, sẽ rất dễ bị hư thối nên DN buộc phải chấp nhận mức giá mà khách hàng đưa ra, dù bị ép xuống mức không còn lãi được đáng là bao, thậm chí hòa hoặc lỗ vốn. Ví dụ gần đây nhất là vụ việc dưa hấu XK của nông dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi bị ép xuống mức giá thấp nhất mà hàng cũng không thể qua được bên kia biên giới, người nông dân và những DN XK dưa hấu đành “ngậm đắng nuốt cay” nhìn dưa thối nát trên xe hàng.

Lý do được xác định thì nhiều, trong đó có việc DN XK bị ép giá còn bởi cách lựa chọn phương thức giao dịch, làm việc với khách hàng. Theo ông Hồ Minh Khải, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ (DN chuyên XK gạo), cách làm việc của nhiều khách hàng nước ngoài là chờ hàng mang sang tận nơi để chào bán mới ra giá thu mua. Chính lúc này, phía khách hàng sẽ tìm đủ lý do để ép giá xuống mức có lợi cho họ, còn với DN nước ta, hàng đã mang sang rồi nên đành phải chịu.

Nhận xét về cách buôn bán này, ông Phạm Vũ Hà, Tổng thư ký Hiệp hội sắn Việt Nam cho rằng, tập quán buôn bán giữa các DN Việt Nam với một số nước trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc còn rất yếu kém và tạo nhiều sơ hở để khách hàng lợi dụng dẫn đến hậu quả bị ép giá. Các DN nước ta, nhất là DN nhỏ và vừa sẽ rất dễ gặp nguy nếu còn bán theo phương pháp bán nợ (chuyển hàng sang nhưng cho khách hàng nợ 100% tiền hàng) hoặc mang hàng đến nơi mới bắt đầu chào giá.

Phải thay đổi

Rõ ràng, cách tốt nhất để DN XK không bị khách hàng ép giá là phải có hợp đồng XK ghi rõ mức giá, phương pháp thanh toán hợp lý. Theo đại diện Công ty Cổ phần chè Hà Thái, để tránh tình trạng bị ép giá, khi giao dịch với khách hàng, giá cả luôn được hai bên thỏa thuận chặt chẽ trong hợp đồng và sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp theo thị trường. Hơn nữa, Công ty luôn yêu cầu phía khách hàng thanh toán trước một phần giá thành như trong hợp đồng, đến khi giao hàng xong, phía khách hàng phải có nghĩa vụ thanh toán số tiền còn lại đầy đủ.

Đồng tình với cách làm trên, ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho hay, khi giao dịch hàng hóa, các DN nhất thiết phải có hợp đồng. Chính vì thế, các DN thường xuyên bị ép giá chủ yếu là DN làm ăn nhỏ lẻ, XK theo đường tiểu ngạch sang các quốc gia sát biên giới.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa nhất của vấn đề trên, lại nằm ở chính nội tại DN. Theo phân tích của ông Phạm Vũ Hà, năng lực sản xuất của các DN Việt Nam còn đang yếu nên khả năng cạnh tranh quốc tế kém, nhiều DN buộc phải lựa chọn những thị trường dễ tính nhưng sẽ bị khách hàng ép giá, bởi nếu không bán được cho họ thì cũng không có khách hàng nào chịu mua. “Do đó, trong những hoàn cảnh như vậy, nói DN Việt bị ép giá thì hơi oan cho khách hàng nước ngoài, vì đó cũng là ‘thuận mua vừa bán’ giữa hai bên mà thôi”, ông Hà nói.

Nhìn nhận được đúng vấn đề trên, mặc dù tình hình XK gạo đầu năm có nhiều khó khăn nhưng Công ty Cờ Đỏ vẫn có thể vượt qua và không vấp phải tình trạng bị ép giá. Ông Hồ Minh Khải chia sẻ, do biết khách hàng Trung Quốc hay ép giá DN Việt và có những phương thức thanh toán không an toàn, nên công ty không XK sang Trung Quốc mà đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đặt mối quan hệ, giao dịch với bạn hàng tại: Singapore, Hồng Kông, Malaysia, vùng Trung Đông… với những khách hàng có uy tín, có thể thỏa thuận được giá cả theo hướng có lợi cho hai bên khi thị trường có bất cứ điều tiết nào.

Có thể thấy rõ, tình trạng DN bị ép giá là nguyên nhân “kép”, nhưng cái chính vẫn do công tác buôn bán của DN còn nhiều yếu kém và lỗ hổng. Vì thế, ông Phạm Vũ Hà cho rằng, DN phải tìm cách nâng mình lên: Tìm cách định hướng đúng thị trường, đầu tư vào chế biến sâu, tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế, đa dạng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh… Làm được như thế, DN mới thoát khỏi cảnh bị ép giá do thua thiệt về thương hiệu, chất lượng. Tuy nhiên, những vấn đề này không thể giải quyết trong ngày một ngày hai mà cần có chiến lược và sự hỗ trợ từ phía các bộ, ngành…

分享到: