Ngày 25/2,ệtNamquyếttâmtheođuổitiếntrìnhphụchồixanhvàbaotrùket qua atlante Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị quốc tế về “Thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế”.
Ảnh chụp màn hình sự kiện trực tuyến. Ảnh: LV |
Chính phủ đang tích cực triển khai những định hướng lớn về kinh tế xanh
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh các mối đe dọa nghiêm trọng từ các thách thức an ninh phi truyền thống đòi hỏi các quốc gia đánh giá lại, đề ra và triển khai các chính sách và biện pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy kinh tế xanh, tuần hoàn, tăng cường hợp tác và liên kết kinh tế quốc tế, chuyển đổi số nhằm phục hồi một cách bao trùm và bền vững hơn.
Phó Thủ tướng khẳng định, là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, Việt Nam quyết tâm theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm. Việt Nam đã ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế - xã hội, tập trung vào 5 nhóm giải pháp chủ yếu gồm: mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng chống dịch bệnh; bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Cùng với chương trình phục hồi, Việt Nam cũng đang cập nhật và thực hiện nhiều chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, điển hình là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 – 2030, Chiến lược tăng trưởng xanh 2021 – 2030. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cũng tích cực triển khai những định hướng lớn về phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, song song với những nỗ lực hiện thực hoá các cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị COP 26 vừa qua.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, quá trình chuyển đổi là một tiến trình đầy khó khăn, thách thức đối với Việt Nam. Đó là những thách thức về hoàn thiện thể chế, khắc phục những rào cản đối với việc nâng cao năng lực, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; là việc xử lý những tác động của quá trình chuyển đổi; thách thức về thiếu hụt tài chính, công nghệ và năng lực phục vụ quá trình chuyển đổi này.
Do đó, Việt Nam mong muốn các nhà lãnh đạo, các chuyên gia trong và ngoài nước chia sẻ về tầm nhìn và kinh nghiệm về phục hồi kinh tế xanh và bao trùm, đề xuất các giải pháp tổng thể phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và ưu tiên của Việt Nam, từ đó hỗ trợ Việt Nam triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
Khai thác nguồn lực từ khối tư nhân trong và ngoài nước
Tại hội nghị, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Tổng Giám đốc UNDP Achim Steiner đã đánh giá cao những thành tích ấn tượng của Việt Nam trong xóa đói nghèo, phát triển con người và triển khai nhanh chóng việc tiêm chủng rộng rãi cho người dân; khẳng định hoàn toàn có thể thực hiện phục hồi xanh và bao trùm nếu chúng ta tập trung vào sức mạnh tổng hợp từ phát triển kinh tế, trong đó ưu tiên tính bền vững và bao trùm.
Ông Achim Steiner nêu bật 6 bài học mà UNDP đúc kết trong quá trình hỗ trợ các quốc gia thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh, bao gồm: tài chính sáng tạo dài hạn; chuyển đổi khí hậu công bằng; thu hẹp khoảng cách số; bình đẳng giới; bảo trợ xã hội có khả năng chống chịu với các cú sốc; quản trị ba trong một, gồm: khả năng dự báo, tính nhanh nhạy và khả năng thích ứng.
Chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, huy động tài chính hướng tới phục hồi kinh tế xanh và bao trùm sau Covid-19, GS. Joseph Stiglitz (nhà kinh tế học của Mỹ đoạt giải Nobel kinh tế) cho biết, có 2 nguồn tài chính từ khối tư nhân và nguồn chính phủ (khối công). Trong đó, khối tư nhân sẽ là đối tượng chính để thu hút đầu tư nước ngoài.
GS. Joseph Stiglitz nhấn mạnh, khi bối cảnh chính trị trên thế giới thay đổi thì Việt Nam sẽ có những cơ hội mới bởi là quốc gia có môi trường đầu tư kinh doanh tốt, nên sẽ thu hút nguồn đầu tư nước ngoài tốt. Qua đó cũng tạo ra được cơ hội hơn nữa cho đầu tư trong nước. Trong chiến lược phát triển bao trùm cần đảm bảo có những nguồn tài chính cần thiết cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh nhỏ. Bên cạnh đó, nguồn tài chính trong nước từ khu vực tư có nhiều tiềm năng cần được khai phá và tận dụng hiệu quả hơn trong quá trình hồi phục.
Thêm ý kiến về vấn đề này, TS. Ajay Mathur – Giám đốc Liên minh Năng lượng mặt trời quốc tế, đã chia sẻ việc làm sao để có thể phối hợp chính sách giữa các bên liên quan khác nhau để có được đầu ra thành công hơn, hiệu quả hơn cho việc hướng tới phục hồi xanh. TS. Ajay Mathur nhấn mạnh, liên minh năng lượng sẵn sàng hợp tác với các quốc gia để đưa ra những khuôn khổ chính sách, tạo ra những nhu cầu và sau đó có thể thúc đẩy nguồn cung thông qua đấu thầu, thông qua cơ chế thị trường hiện có.
Theo TS. Ajay Mathur, rõ ràng, cần phải đầu tư nguồn lực cần thiết nếu muốn áp dụng năng lượng tái tạo. Nếu chia nguồn đầu tư ra thì có 3 giỏ cần phải lưu tâm: tài chính; giảm thiểu rủi ro; tập trung vào nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, chính sách để các dự án tương lai có thể được xây dựng trên nền tảng dự án sẵn có. Nguồn tài chính có thể dựa vào sự hỗ trợ trên trường quốc tế khi Việt Nam có môi trường kinh doanh thuận lợi thì việc thu hút nguồn vốn là không khó./.