【nhận định c1 châu âu】Bài toán tăng trưởng tín dụng cuối năm

时间:2025-01-12 09:04:34 来源:88Point
Chính phủ đặt mục tiêu dự toán thu NSNN 2024 tăng khoảng 5%,àitoántăngtrưởngtíndụngcuốinănhận định c1 châu âu tín dụng tăng trên 15% Thủ tướng ra công điện về điều hành tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm 2023 NHNN quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng
Các ngân hàng đều đã nhiều lần giảm lãi suất và tung các gói tín dụng ưu đãi để kích cầu tín dụng. 	Ảnh: SHB
Các ngân hàng đều đã nhiều lần giảm lãi suất và tung các gói tín dụng ưu đãi để kích cầu tín dụng. Ảnh: SHB

Dư địa tín dụng còn hơn 700.000 tỷ đồng

Theo số liệu từ NHNN, tính đến ngày 23/11/2023, dư nợ toàn hệ thống tăng 8,38% so với cuối tháng 12/2022, đạt 56% mức NHNN đã giao cho các tổ chức tín dụng. Nhưng với kết quả này, dư địa còn lại của toàn hệ thống để các tổ chức tín dụng mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn, gần 6,2%, tương đương khoảng 735.000 tỷ đồng để cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Vì thế, từ đầu tháng 12, NHNN đã quyết định nới thêm hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng cho các ngân hàng công khai, minh bạch theo các nguyên tắc và tiêu chí cụ thể. Theo đó, các ngân hàng có dư nợ tín dụng đến nay đạt đến 80% chỉ tiêu tín dụng đã được thông báo thì sẽ được chủ động bổ sung hạn mức tăng thêm dựa trên cơ sở xếp hạng năm 2022. Đồng thời NHNN cũng ưu tiên thêm cho những ngân hàng tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và hạ lãi suất cho vay xuống mức thấp trong thời gian vừa qua. NHNN nhấn mạnh, việc bổ sung hạn mức này là sự chủ động của NHNN, các ngân hàng không cần thiết phải đề nghị hoặc xin bổ sung.

Đây là lần thứ 3 NHNN cấp room tín dụng cho các ngân hàng kể từ đầu năm đến nay. Trước đó, đến tháng 7/2023, NHNN đã phân bổ hạn mức tín dụng cho toàn hệ thống tổ chức tín dụng với tổng mức tăng trưởng 14,5%.

Trên thực tế, để đẩy mạnh vốn vay và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng đã liên tục tung ra các chương trình ưu đãi, nhiều lần giảm lãi suất cũng như tìm kiếm khách hàng.

Chẳng hạn, trong tháng 11, MSB đã lần thứ 5 kể từ đầu năm giảm lãi suất cho vay. Khách hàng vay thế chấp mua nhà, sửa chữa nhà, trang thiết bị gia đình, du học… sẽ được vay với lãi suất chỉ từ 6,8%/năm, cố định 12 tháng.

Tương tự, SHB cũng đã thông báo tiếp tục giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay dành cho các khách hàng hiện hữu bao gồm cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn nhu cầu vốn tăng cao vào cuối năm. SHB ưu tiên hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên… Trước đó, SHB còn dành 5.000 tỷ đồng với lãi suất từ 6,97% hỗ trợ các doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động ngắn hạn và dành 1.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi cho khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay mua ô tô với thời gian vay từ 36 tháng trở lên…

BIDV cũng giảm lãi suất cho khách hàng cá nhân vay vốn kinh doanh, tiêu dùng với lãi suất từ 5,4%/năm đối với khoản vay kỳ hạn dưới 6 tháng, từ 6,4%/năm cho kỳ hạn 6-12 tháng. Riêng lãi suất cho vay tiêu dùng, BIDV áp dụng chỉ từ 6,5%/năm. Thậm chí, từ đầu tháng 12, Sacombank triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp với lãi suất cho vay ngắn hạn từ 3%/năm đến trên 5,5%/năm…

Theo ghi nhận hiện nay, tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng có sự phân hóa mạnh mẽ, khi một số ngân hàng có mức tăng trưởng tới hơn 20%, nhưng cũng có ngân hàng lại ở mức thấp chưa đến 5%. Theo báo cáo tài chính 9 tháng năm 2023, VPBank tăng trưởng tín dụng 17,1% so với đầu năm, MSB tăng trưởng 16,3%, MB tăng 13,7%, Techcombank tăng 13,5%... nhưng Vietcombank, ABBank, BacABank lại có mức tăng trưởng từ 2-5% so với cuối năm 2022.

Đồng bộ để giải "bài toán" tín dụng

Tại cuộc họp với Chính phủ về điều hành tín dụng vừa qua, đại diện một số ngân hàng bày tỏ, các ngân hàng không thiếu vốn, nhưng để bơm vốn cho nền kinh tế, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng, vấn đề không chỉ nằm ở công tác điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng hay room tín dụng mà còn nằm ở khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Theo đại diện các ngân hàng, trong bối cảnh hiện nay, tất cả phân khúc khách hàng đều bị ảnh hưởng nên giải ngân tín dụng là "bài toán khó".

Vì thế, các ngân hàng cho rằng giải “bài toán” tín dụng cần giải pháp đồng bộ của các cấp, các ngành, sự nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp để nâng cao khả năng hấp thụ vốn, giống như việc "không thể vỗ tay bằng một bàn tay", nên cần giải quyết những vướng mắc pháp lý liên quan tới các dự án bất động sản; triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để dẫn dắt đầu tư…

Điều đáng mừng là trong những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều tín hiệu tích cực đã đến với các doanh nghiệp. Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, lượng đơn hàng xuất khẩu của ngành đã tăng trưởng trở lại từ quý 4/2023. Điều này cũng tương tự với các doanh nghiệp da giày, dù theo đại diện Hiệp hội Da - giày - túi xách Việt Nam (Lefaso), tốc độ tăng trưởng đơn hàng quay trở lại không như năm 2022 nhưng cũng là tín hiệu tích cực so với quãng thời gian ảm đạm của năm 2023.

Theo các doanh nghiệp, khi có đầu ra cho sản phẩm thì doanh nghiệp mới có nhu cầu vay vốn, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bày tỏ ngành ngân hàng cần nỗ lực hơn trong việc giảm lãi suất cũng như nới thêm tiêu chuẩn cho vay cũng như các quy định về tài sản đảm bảo để doanh nghiệp thuận lợi hơn trong tiếp cận tín dụng.

Trong chỉ đạo mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu NHNN tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa các thủ tục, điều kiện cho vay, để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhất là các gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội và 15.000 tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản. NHNN cho biết sẽ tiếp tục điều hành để tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 không vượt quá chỉ tiêu đã xác định song vẫn đảm bảo dư địa tăng trưởng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế và an toàn hệ thống ngân hàng.

推荐内容