【nhận định psv eindhoven】Vì sao Triều Tiên căng thẳng với Hàn Quốc ?
Chấm dứt liên lạc với Hàn Quốc,ềuTincăngthẳngvớiHnQuốnhận định psv eindhoven Triều Tiên đã đơn phương tiến thêm bước nữa làm gia tăng căng thẳng giữa 2 nước.
Truyền đơn được các nhóm dân sự của Hàn Quốc chuyền sang phía Triều Tiên. Ảnh: AP
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã không trả lời các cuộc điện thoại vào sáng 9-6 từ phía Hàn Quốc qua các đường dây nóng quân sự liên Triều. Điều này đồng nghĩa với những cảnh báo của Triều Tiên đã thành hiện thực. Trước đó, hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nước này đã cho ngừng hoạt động các đường dây liên lạc quân sự và chính trị với Hàn Quốc từ trưa 9-6, để phản đối việc Seoul không ngăn chặn hành động thả bóng bay tuyên truyền chống phá Triều Tiên tại khu vực biên giới. Động thái trên đồng nghĩa với việc Triều Tiên đã đơn phương chấm dứt liên lạc tại Văn phòng liên lạc liên Triều cùng các đường dây nóng giữa quân đội và Văn phòng Tổng thống của 2 nước. Thông báo chính thức trên là tín hiệu cảnh báo việc làm tan băng căng thẳng giữa 2 miền Triều Tiên trong 2 năm qua đã thất bại.
Phía Triều Tiên trước đó cũng đã chỉ trích Hàn Quốc vô trách nhiệm cho phép những kẻ đào tẩu làm tổn hại phẩm giá của ban lãnh đạo tối cao Triều Tiên, cho đây là tín hiệu thù địch với người dân Triều Tiên. Đồng thời Bình Nhưỡng khẳng định người dân Triều Tiên đã giận dữ trước những hành vi xảo quyệt và bội tín của giới chức Hàn Quốc khi mà hai bên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
KCNA nhấn mạnh, Triều Tiên đi đến kết luận, không cần thiết phải ngồi đàm phán với giới chức Hàn Quốc và không có vấn đề gì để thảo luận với họ, bởi họ chỉ gây mất tinh thần cho Triều Tiên.
Về sâu xa, động thái kiên quyết phản đối Hàn Quốc của Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhằm củng cố vị thế chính trị của em gái mình, bà Kim Yo-jong. Còn nhớ, hồi tuần trước, bà Kim Yo-jong đã đưa ra tuyên bố với giọng điệu gay gắt, chỉ trích một chiến dịch của những người đào tẩu Triều Tiên và các nhà hoạt động khác ở Hàn Quốc chống phá Triều Tiên. Bà Kim Yo-jong cảnh báo, nếu Hàn Quốc không ngăn chặn được hành động trên, Triều Tiên không chỉ đóng cửa văn phòng liên lạc chung mà còn hủy bỏ thỏa thuận giảm căng thẳng quân sự và phá hủy hoàn toàn tổ hợp công nghiệp chung Keasong.
Trong một động thái liên quan, Triều Tiên cũng lên tiếng phản đối cuộc diễn tập quân sự trên biển của Hàn Quốc tại khu vực quần đảo Dokdo (theo cách gọi của Hàn Quốc) hay Takeshima (theo cách gọi của Nhật Bản) nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh hải dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 11-6. Bởi lẽ, cuộc diễn tập này dự kiến sẽ phóng pháo phản lực bắn loạt (MLRS) có thể sẽ vi phạm thỏa thuận Hàn - Triều về cấm xạ kích trong vòng bán kính 40km tính từ đường biên giới giữa hai nước.
Đáp lại những phản ứng trên của Triều Tiên, Hàn Quốc cam kết sẽ cấm các hành động thả bóng bay tuyên truyền chống phá Triều Tiên tại khu vực biên giới và tuân thủ những thỏa thuận đạt được giữa 2 nước. Chính phủ Hàn Quốc cho biết nước này vẫn tuân thủ thực hiện các thỏa thuận đã đạt được giữa các nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên trong bối cảnh Triều Tiên liên tục gia tăng căng thẳng.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhấn mạnh thiết lập nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên là trách nhiệm của chính phủ; khẳng định Seoul sẽ nỗ lực vì mục tiêu tăng cường sức mạnh quốc phòng và đảm bảo an ninh. Mục tiêu không thay đổi của chính quyền Seoul là hướng tới thiết lập nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Quan hệ liên Triều thời gian qua gặp nhiều trở ngại trong bối cảnh các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên rơi vào bế tắc kể từ sau cuộc gặp Thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 2-2019 kết thúc mà không đạt được thỏa thuận. Nhiều người cho rằng, rạn nứt trong quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc khó phục hồi khi đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Triều Tiên ngày càng bế tắc.
HN tổng hợp
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/427f799263.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。