您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【keo88 hôm nay】Miễn, giảm thuế đất nông nghiệp mang lại diện mạo mới cho nông thôn 正文

【keo88 hôm nay】Miễn, giảm thuế đất nông nghiệp mang lại diện mạo mới cho nông thôn

时间:2025-01-26 00:38:14 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn hiện được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Ảnh: T.TMở rộng keo88 hôm nay

đất nông nghiệp

Hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn hiện được miễn,ễngiảmthuếđấtnôngnghiệpmanglạidiệnmạomớichonôngthôkeo88 hôm nay giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Ảnh: T.T

Mở rộng diện miễn, giảm thuế

Chính sách thuế SDĐNN được thực hiện theo quy định của Luật thuế SDĐNN năm 1993, Pháp lệnh Thuế bổ sung đối với hộ gia đình SDĐNN vượt quá hạn mức diện tích năm 1994.

Theo quy định của Luật thuế SDĐNN thì tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp phải nộp thuế SDĐNN. Đối tượng chịu thuế là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng trọt; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; đất rừng trồng. Căn cứ tính thuế SDĐNN được xác định theo diện tích đất, hạng đất và định suất thuế tính bằng kg thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.

Tuy nhiên, Luật thuế SDĐNN cũng đã quy định việc miễn, giảm thuế SDĐNN như sau: miễn thuế đối với đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; đối với các hộ nông dân là người tàn tật, già yếu không nơi nương tựa; đối với hộ nộp thuế có thương binh hạng 1/4 và 2/4, bệnh binh hạng 1/3 và 2/3.

Miễn thuế có thời hạn đối với đất khai hoang dùng vào sản xuất; đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả; hộ di chuyển đến vùng kinh tế mới khai hoang để sản xuất nông nghiệp. Giảm thuế trong trường hợp thiên tai, địch hoạ làm thiệt hại mùa màng...

Trên thực tế, kinh tế nông nghiệp và khu vực nông thôn đã có những bước phát triển nhất định, nhưng vẫn là khu vực có tốc độ phát triển chậm so với các khu vực khác. Sản xuất nông nghiệp còn mang tính chất của một nền sản xuất nhỏ, manh mún, thu nhập từ nông nghiệp còn thấp, đời sống người nông dân còn nhiều khó khăn.

Do đó, Đảng và Nhà nước đã có các quyết định mở rộng ưu đãi miễn, giảm thuế SDĐNN đối với hộ nông dân và các đối tượng sản xuất nông nghiệp khác qua các giai đoạn. Từ năm 2001, đã có quy định miễn thuế SDĐNN đối với hộ nghèo trong cả nước, hộ ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 và giảm 50% thuế SDĐNN đối với đất trồng lúa và cà phê.

Đến năm 2002, đã có quy định miễn thuế SDĐNN đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa và các hộ nghèo trong cả nước, đồng thời giảm 50% số thuế SDĐNN phải nộp đối với các hộ sản xuất nông nghiệp khác còn lại chưa được miễn thuế (hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác).

Đến năm 2003, Quốc hội ban hành nghị quyết miễn, giảm thuế SDĐNN như các năm trước đến hết năm 2010; đồng thời mở rộng đối tượng miễn, giảm thuế đối với hộ nông dân, hộ nông trường viên, xã viên hợp tác xã.

Năm 2010, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế SDĐNN như các năm trước đến hết năm 2020; đồng thời mở rộng diện được miễn, giảm thuế SDĐNN đối với một số đối tượng.

Năm 2016, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 28/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12. Theo đó, cho phép miễn thuế SDĐNN đến hết năm 2020 cho các đối tượng còn lại, trừ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác nhưng không trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp (phải nộp 100% thuế SDĐNN trong thời gian chưa thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai).

Mỗi năm miễn, giảm hàng nghìn tỷ đồng

Qua hơn 15 năm thực hiện, chính sách này đã góp phần thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; nhờ đó, đã khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản Việt Nam trên thị trường.

Miễn, giảm thuế SDĐNN đã hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân. Qua thống kê cho thấy, giai đoạn từ năm 2003 - 2010 đã miễn, giảm bình quân là 3.200 tỷ đồng/năm cho hơn 10 triệu đối tượng, với diện tích khoảng hơn 6 triệu ha/năm.

Giai đoạn từ năm 2011 - 2016, đã miễn, giảm hơn 6.300 tỷ đồng/năm cho hơn 12 triệu đối tượng với diện tích khoảng hơn 7 triệu ha/năm.

Giai đoạn từ năm 2017 - 2018, đã miễn, giảm hơn 7.400 tỷ đồng/năm cho hơn 12 triệu đối tượng, với tổng số diện tích là khoảng hơn 8 triệu ha/năm.

Chính sách miễn, giảm thuế SDĐNN đã góp phần khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hướng đến phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững. Trên thực tế, đã có hơn 50 nghìn doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có khoảng 10.200 doanh nghiệp trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản.

Quốc hội liên tiếp mở rộng diện miễn, giảm thuế SDĐNN nhằm đáp ứng mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo nguồn lực cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, tăng thế mạnh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu đi các nước trên thế giới như gỗ, thủy sản, điều, tiêu...

Một trong những đóng góp quan trọng của chính sách này đó là đã góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với việc SDĐNN. Việc quản lý thu thuế SDĐNN đã được quy định cụ thể, chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hiệu quả hoá công tác quản lý thuế. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân SDĐNN có trách nhiệm kê khai theo mẫu của cơ quan thuế và gửi đến UBND xã, phường, thị trấn theo quy định.

Sổ thuế SDĐNN được lập 1 lần sử dụng cho nhiều năm và được điều chỉnh lại hàng năm nếu căn cứ tính thuế thay đổi. Mặc dù được miễn, giảm thuế SDĐNN nhưng người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế SDĐNN cùng giấy tờ liên quan đến việc xác định miễn thuế, giảm thuế của năm đầu tiên và năm tiếp theo năm hết thời hạn miễn thuế, giảm thuế.

Việc kê khai xác định số thuế SDĐNN được miễn, giảm đã góp phần kiểm soát và quản lý việc SDĐNN tới từng xã; kiểm tra được sự biến động và tình hình quản lý, SDĐNN ở từng địa phương, trực tiếp phục vụ cho việc quản lý nhà nước về đất đai. Trên cơ sở đó, chính quyền các cấp đã nắm bắt được hiện trạng đất đai, phát huy tốt vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý đất đai, góp phần kiểm soát được quỹ đất hiện có, tạo điều kiện thực hiện quản lý nhà nước về đất đai, hạn chế tình trạng giảm diện tích đất nông nghiệp.

Có thể nói, trong bối cảnh nước ta là nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số là nông dân, thì việc miễn, giảm thuế SDĐNN là chính sách mang ý nghĩa nhân văn đặc biệt. Do đó, trong thời gian tới, khi quy định hiện hành sắp hết hiệu lực thì việc tiếp tục ban hành chính sách mới giảm thuế SDĐNN là hết sức cần thiết./.

Minh Anh