【bong da online】Cổ tức: Trả sao cho đỡ tức
Cổ tức có thể được trả bằng tiền,ổtứcTrảsaochođỡtứbong da online bằng các loại tài sản khác tiền, là cổ phiếu, phiếu nợ (scrip), nhưng phổ biến vẫn là bằng tiền, do đây là hình thức chính thống và truyền thống.
Trả bằng cổ phiếu được xem là cách bất đắc dĩ hay bất thường, ít được đón nhận từ giới đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Thiếu một trong 4 cột mốc
Theo nguyên tắc, bất cứ hình thức trả cổ tức nào cũng luôn được căn cứ và tài trợ bằng lợi nhuận thuần. Rõ hơn, cổ tức phải được quy ra tiền và chi trả từ nguồn lợi nhuận giữ lại (retained earning). Điều này là để phân biệt với kỹ thuật chia tách cổ phiếu (forward split) và thủ tục thanh lý (liquidation).
Về thủ tục, để đảm bảo có sự chặt chẽ, việc tiến hành trả cổ tức sẽ cần thông qua 4 thời điểm:
- Ngày công bố (declaration date): công ty ghi nhận vào sổ sách “khoản nợ” để trả cổ tức.
- Ngày giao dịch không cổ tức (ex-date): xác định ai sẽ nhận cổ tức.
- Ngày ghi nhận (record date): xác định cổ phiếu sẽ được nhận cổ tức.
- Ngày chi trả (payment date): việc chi trả thực sự được ghi nhận.
Lưu ý, 4 thời điểm liệt kê ở đây chỉ là 4 cột mốc cần (và buộc) phải có để tiến hành các thủ tục nghiệp vụ cần thiết, chứ không nhất thiết (không phải) là trình tự cứng. Mặt khác, trong khi các ngày “công bố, ghi nhận, chi trả” sẽ do doanh nghiệp quyết định, thì ngày giao dịch không cổ tức phải được Sở giao dịch ấn định và đây là phương thức không thể du di.
Vậy nhưng, cho đến nay, tại thị trường Việt Nam, hầu như chỉ có ba cột mốc được quy định, được xếp đặt và tiến hành theo thứ tự cứng là: ngày giao dịch không cổ tức, ngày ghi nhận, ngày chi trả. Không có ngày công bố và tất cả đều do doanh nghiệp niêm yết quyết định.
Bên cạnh sự thiếu sót “ngày công bố” cộng với “trình tự thực hiện cứng và đơn điệu”, thủ tục điều chỉnh giá, thuế, cũng đơn giản và không hợp lý. Tình trạng này đã tồn tại quá lâu, gây thiệt hại không nhỏ cho nhà đầu tư và không dừng lại ở nhà đầu tư. Tại sao?
Thứ nhất, ta cần biết việc công bố trả cổ tức mặc nhiên là việc xác định một nghĩa vụ. Sự kiện này cùng lúc sẽ hình thành một khoản nợ cần được chốt lại để chờ chi trả. Nếu không có ngày công bố thì sổ sách kế toán công ty sẽ không có bút tích ghi nhận khoản nợ này. Việc không có cột mốc để thực hiện bút toán điều chỉnh sẽ làm cho nguồn vốn chủ sở hữu (phần lợi nhuận giữ lại) thể hiện một “khoản ảo” từ ngày công bố đến ngày chi trả. Khoản ảo này có khi rất lớn, mặc nhiên thể hiện sự kém minh bạch trong các giao dịch tài chính liên quan đến tài sản thuần. Đó là chưa nói đến điều rất quan trọng: “sự ràng buộc nghĩa vụ phải trả” với nhà đầu tư. Bởi lẽ, trong thực tế, không ít trường hợp họ (nhà đầu tư) đã từng bị lờ, bị dây dưa, hứa cuội...
Thứ hai, việc chỉ đơn thuần áp dụng điều chỉnh giá (vào ngày giao dịch không cổ tức) trước ngày ghi nhận (record date) và trước ngày chi trả (payment date) nếu được xem là không có vấn đề gì đối với các khoản trả nhỏ, thì đối với một khoản trả lớn (đặc biệt với hình thức tiền mặt) sẽ là vấn đề. Bởi lẽ, một khoản điều chỉnh lớn (giá cổ phiếu bị “cắt” sâu) cộng với thời gian chờ trả lâu sẽ liên quan đến vấn đề giá trị tiền tệ theo thời gian, là khía cạnh không thể bỏ qua hay xem nhẹ trong giao dịch tài chính.
Ngoài bất lợi tiềm ẩn từ việc điều chỉnh giá, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu (ở ta) trong nhiều trường hợp không có “ngày thanh toán”, nên việc điều chỉnh giá cổ phiếu vào thời điểm “không hưởng quyền” khiến nhà đầu tư bị thiệt: vừa không nhận được tiền, vừa chịu rủi ro tiềm ẩn đối với số cổ phiếu trả cổ tức trong thời gian chờ niêm yết - thời gian này càng dài, nhà đầu tư càng bất lợi. Chỉ số giá thị trường cũng bị ảnh hưởng.
Thứ ba, trả cổ tức bằng cổ phiếu là động tác trung tính (neutral event). Rõ hơn, hình thức này không làm thay đổi giá trị sổ sách doanh nghiệp. Và do tiền không ra khỏi công ty, không về túi nhà đầu tư như cách trả tiền mặt, nên thủ tục điều chỉnh giá, nói chung, không thể áp dụng như cách trả tiền mặt. Thay vào đó, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được điều chỉnh tương tự như chia tách, bất kể là nhiều hay ít. Xét về trình tự và thủ tục thì cách làm ở ta không giống chia tách, mặc dù thoạt nhìn có vẻ giống.
Cần sắp xếp 4 bước và có “ngưỡng chặn”
Trả cổ tức là bình thường, nhưng trả “khủng” là bất thường. Thế nào gọi là khủng? Theo cách phân định phổ biến của thế giới thì với tỷ lệ bằng hoặc cao hơn 25% thị giá là khủng. Tỷ lệ này có thể thấp hơn tùy thị trường quy định, thường ở khoảng 20%.
Xin mở ngoặc, việc sử dụng phần trăm trên thị giá ở đây chỉ là phép đo trong quản lý và chỉ có ý nghĩa ở thời điểm công bố (declaration date). Trường hợp Kinh Đô vào tháng 7/2015, nếu cổ phiếu KDC lúc đó có giá 50.500 đồng/cổ phiếu và cổ tức được trả là 20.000 đồng/cổ phiếu thì tỷ lệ là 40%, chứ không phải 200% như nhiều báo đã đưa tin khi liên hệ với mệnh giá cứng 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong thực hành, việc công bố cổ tức bằng tiền mặt cần con số tuyệt đối. Vậy nhưng, ở ta lại quen công bố theo phần trăm, dựa trên mệnh giá.
Việc xác định ngưỡng nói trên (20% hoặc 25%) chủ yếu là để áp dụng các thủ tục riêng cho việc trả cổ tức cao bằng tiền. Tuy nhiên, các thủ tục này đồng thời cũng được áp dụng cho hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu, bất kể với tỷ lệ nào nằm dưới mức ngưỡng quy định. Điều này có mục đích để “khử” khoảng thời gian “chờ được trả” rất dễ có rủi ro như đã đề cập.
Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu tuy có làm tăng lượng cổ phiếu, nhưng nguồn vốn không tăng, không giảm, nên theo bài bản thực nghiệm và lý lẽ danh nghĩa, hình thức này chỉ được xem là cổ tức khi nó nằm dưới mức ngưỡng quy định. Đồng thời, việc điều chuyển lợi nhuận giữ lại sang vốn góp trên sổ sách doanh nghiệp sẽ bằng đúng với tỷ lệ trả cổ tức.
Ví dụ, giá cổ phiếu đang là 60.000 đồng/cổ phiếu và tỷ lệ trả là 20% thì khoản tài trợ sẽ cần 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu trả trên mức ngưỡng quy định thì theo cách của thế giới, đặc biệt là các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi (Generally Accepted Accounting Principles - GAAP), sẽ được xem là chia tách và thủ tục được áp dụng như chia tách.
Từ đặc điểm trung tính, có thể hiểu việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, dù ít hay nhiều, đều có bản chất là chia tách. Đây thực ra là cách huy động vốn kín kẽ, do doanh nghiệp chủ trương và quyết định khéo léo, chứ không là việc chia lợi nhuận cho nhà đầu tư (đừng vội ham!). Động tác điều chuyển này nếu lớn quá sẽ ảnh hưởng đến khoản “cơm gạo” của nhà đầu tư (lợi nhuận tích lũy). Do vậy, cần có ngưỡng chặn để tránh sự tùy tiện và để bảo vệ nhà đầu tư.
Như đã đề cập, một sự kiện trả cổ tức cần có đủ 4 bước, qua 4 mốc thời gian. Tuy nhiên, về trình tự các bước sẽ cần được sắp xếp sao cho hợp lý (tùy theo mức trả và cách trả) để sửa các lỗi thị trường. Theo đó:
- Mức bình thường: “Công bố” g “Giao dịch không cổ tức” g “Ghi nhận” g “Chi trả” (1)
- Mức định ngưỡng: “Công bố” g “Ghi nhận” g “Chi trả” g “Giao dịch không cổ tức”. (2)
“Ngày giao dịch không cổ tức” của trình tự (2) đi liền sau “ngày chi trả” để khử bất lợi từ các nhát cắt sâu của cách trả bằng tiền mặt và tránh rủi ro giá xuống ở cách trả cổ tức bằng cổ phiếu (do không có khoảng thời gian chờ tiền hay cổ phiếu về). Mặt khác, “ngày giao dịch không cổ tức” của trình tự (2) cũng giúp loại bỏ tình trạng sốc giá tâm lý của cách trả tiền mặt và khắc phục lỗi điều chỉnh của cách trả bằng cổ phiếu.
Trình tự (2) sẽ giúp cổ phiếu có điều kiện giao dịch với giá cả bình thường từ sau ngày “ghi nhận” đến trước ngày “giao dịch không cổ tức”. Cái khác ở đây là cổ phiếu trong diện sẽ được “đính kèm một phiếu nợ” để ghi nhận cổ tức gọi là “due bill”. Theo trình tự này, đầu tiên cổ tức xem như được trả cho bên ghi nhận (holder of record). Sau đó, vào ngày thực hiện due bill (ngày chi trả), cổ tức sẽ được chuyển sang cho người thực hưởng (người mua trước ngày giao dịch không cổ tức một ngày).
Do thời gian từ ngày ghi nhận đến ngày giao dịch không cổ tức có thể kéo dài, nên việc làm thế nào để có cổ phiếu sẵn sàng là yếu tố tiên quyết đối với cách trả bằng cổ phiếu. Tóm lại, có thể nói “ngày ghi nhận” là để xác định cổ phiếu nào được trả cổ tức và “ngày giao dịch không cổ tức” là để xác định ai sẽ nhận cổ tức. Việc xử lý “due bill” sẽ do các nhà môi giới thực hiện.
Do tiền không ra khỏi doanh nghiệp và cổ đông cũng không nhận về khoản nào, không là hình thức “giải tư” (withdrawal - rút tiền mặt), nên cổ tức cổ phiếu không bị đánh thuế. Đây là lợi ích cốt lõi của việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu, nếu đánh thuế thì hình thức này không còn ý nghĩa. Tuy nhiên, theo cách làm của thế giới, nếu đợt trả có thêm tùy chọn giữa cổ phiếu hoặc tiền mặt thì sẽ bị đánh thuế cả hai, cho dù nhà đầu tư chọn cách nhận cổ phiếu.
-
Long An sees positive socioPhái sinh: Chỉ số VN30 hướng về vùng đỉnh cũ 997Sau những khen chêLiverpool hụt Premier League, Klopp nhận thêm tin xấu trước chung kết Cúp C1Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?Cấm địa Ngự BìnhVõ Quang Phát & những thể nghiệmChứng khoán 17/10: Bừng bừng khí thế, VNHối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi SơnChứng khoán tuần: S&P 500 vượt đỉnh lịch sử, cơ hội cho chứng khoán Việt Nam?
下一篇:Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét
- ·Giám đốc điều hành Jeju Air bị cấm rời khỏi Hàn Quốc sau vụ tai nạn thảm khốc
- ·Tiếp nối mạch nguồn sáng tạo
- ·Hơn 5,7 triệu cổ phiếu MBN chào sàn UPCoM
- ·PSG ủ mưu đánh cắp Pep Guardiola khỏi Man City
- ·Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- ·Chứng khoán 24/10: Cổ phiếu dầu khí rơi giá, VN
- ·Thúc đẩy mở rộng chương trình doanh nghiệp ưu tiên
- ·Những phát hiện mới về thời Tây Sơn
- ·Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- ·Phái sinh: Kỳ vọng đà mua được duy trì giúp chỉ số tăng nhẹ
- ·Cục Hải quan BR
- ·NDN hoàn thành 97% kế hoạch lợi nhuận
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi & nỗi nhớ quê nhà
- ·Diễn biến chung kết C1: Fan Real Madrid, Liverpool mở tiệc ở Paris
- ·HOSE đón thêm một ‘tân binh’ ngành nước
- ·Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- ·Son Heung Min: Biểu tượng châu Á và tấm gương nghị lực
- ·Khai mạc trại sáng tác “Công an Thừa Thiên Huế
- ·Nét đẹp của văn hóa gia tộc ở làng quê
- ·Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- ·Những khoảnh khắc dàn sao Real Madrid say sưa ở thiên đường thứ 14
- ·De Jong phũ phàng từ chối MU
- ·Trải nghiệm làm tranh Trúc chỉ
- ·Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- ·MU sắm tân binh đầu tiên thời Ten Hag
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc hưởng ứng phong trào ngày Chủ nhật xanh
- ·‘U23 Việt Nam đấu Thái Lan, HCV SEA Games vẫy gọi lần nữa’
- ·KSH bị nhắc nhở trên toàn thị trường
- ·4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- ·Thăm quan xưởng triều Nguyễn
- ·Ngày an yên
- ·Khởi tranh giải Vô địch golf Trung niên Quốc gia 2022
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Phái sinh: Liệu có xuất hiện xu thế điều chỉnh ngắn hạn?