欢迎来到88Point

88Point

【xem bong da trục tiếp】Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp thời Pháp thuộc và kháng Pháp

时间:2025-01-24 23:02:13 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)

Khi đặt chế độ cai trị tại Rạch Giá,ểuthủcngnghiệpvcngnghiệpthờiPhpthuộxem bong da trục tiếp Cần Thơ; thực hiện ý đồ “thực dân”, tiến hành khai thác lớn về nông nghiệp, người Pháp cũng chú trọng mở mang tiểu thủ công nghiệp, rồi công nghiệp.

Các nghề thủ công như đan đát đã xuất hiện tại vùng đất Vị Thanh từ thời Pháp thuộc đến nay.

Theo một số tư liệu, đến cuối thế kỷ XIX, vùng Cần Thơ, Rạch Giá (bao gồm Vị Thanh, Hỏa Lựu) đã khá phát triển ngành, nghề thủ công, với các nhóm nghề làm công cụ, vật dụng.

Trong đó, nhóm nghề mộc gồm đóng ghe, xuồng, cất nhà, đóng vật dụng giường ngủ, tủ, bàn, ghế, vòng gặt, cối xay lúa, bồ đập lúa, cộ trâu, bừa, trục... Đây thường là số thợ gia đình, đôi khi nhận đặt hàng làm thuê.

Số thợ làm nhóm nghề sắt, làm lưỡi cày, cây phảng, lưỡi hái, lưỡi len, búa, cuốc, chĩa, dao, rựa... thường hoạt động theo lò rèn. Về sau, ra đời thêm nghề hàn thiếc (thùng, máng xối), thợ thiếc thường có cửa hàng ngoài chợ.

 Nhóm đan đát thường dệt chiếu, đan giỏ (bàng), đan nóp, bao bố, bao cà ròn, cùng đan vật dụng rổ, thúng, nia, sàng, xề, giỏ cá, nôm, lờ, lọp,... Chưa rõ vùng Vị Thanh có hay không nghề làm công cụ bằng đất sét như cà ràng, ông táo. Riêng nghề làm gạch thì sau năm 1975 mới có.

Về chế biến thực phẩm, nghề làm bánh dân gian sớm hình thành, được trao truyền từ miệt Cần Thơ, Rạch Giá đưa về như gói bánh tét, bánh ít, bánh ú, bánh lọt, bánh bò, bánh in, cốm dẹp,... nấu các loại chè đậu, chè khoai, nấu xôi... Đầu tiên bánh làm ra để ăn khi lao động khẩn hoang, đồng áng, dần trở thành món ăn giặm, ăn chơi và bánh để dâng cúng đình, miễu hay trong lễ hội gia đình.

Theo một tư liệu báo cáo của chính quyền Pháp ở tỉnh Cần Thơ, trước năm 1899, Cần Thơ đã có “50 thợ kim hoàn, 28 thợ xẻ (cưa), 8 thợ hàn thiếc, 99 thợ rèn,...”. Vùng Rạch Giá cũng có thể có số lượng tương tự hoặc ít hơn.

Cư dân hội tụ về càng đông, sản xuất nông nghiệp phát triển thì mỗi làng hay ấp đều có một lò rèn. Khi số người giàu có gia tăng, nghề mộc mở rộng, có thêm nghề làm ghe hầu, ghe kiếng cho điền chủ. Vùng Hỏa Lựu, Vị Thanh nhiều sông, rạch, kinh đào; giao thương lúa, gạo, nông sản với Rạch Giá, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, nên nghề đóng ghe càng quy mô, tinh xảo, với các kiểu ghe chài có nhiều tay chèo, chở hàng ngàn giạ lúa.

Nghề mộc - cất nhà cũng nâng lên việc khéo tay. Bởi nhiều điền chủ cất nhà lớn, thường ra miền ngoài (Huế, Quảng Nam) mướn “thợ Bắc” về cất nhà kiên cố lợp ngói Tây, rộng rãi, sang trọng, khang trang hơn so với các kiểu nhà chôn chân, kê tán, lợp lá.

Đáng chú ý, lúc chợ Vàm Xáng (Hỏa Lựu) và chợ Cái Nhum (tức chợ Vị Thanh) ra đời, kéo theo hình thức cư trú tập trung phục vụ cho việc mua bán. Ngày càng nhiều nhà phố mọc lên, đường sá nối liền; nhu cầu sử dụng các công cụ, vật dụng càng đa dạng, số lượng nhiều thêm. Từ đó, cung ứng cho các tiệm tạp hóa, các ghe hàng bán lẻ lại cho người tiêu dùng nơi kinh, rạch xa xôi.

Thời điểm kinh xáng Xà No đào xong, rồi cây Cầu Đúc nối hai bờ Cái Tư, đường Rạch Giá - Long Mỹ - Cần Thơ được xây dựng gấp rút (1926-1936), đã tác động mạnh đến sự mở mang thương mại. Đồng thời, các ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp trong vùng Vị Thanh - Hỏa Lựu bước vào thời kỳ phát triển ban đầu.

Đến khoảng thập niên 30, 40 (thế kỷ XX), trên trục đường Vị Thanh - Hỏa Lựu; khu lẫm lúa và nhà máy xay lúa của điền chủ Huỳnh Tấn Tước (Chủ Chẹt) được xây cất, xay xát ra gạo chở lên Cái Răng hay Sài Gòn, Chợ Lớn tiêu thụ. Tiếp đó, một số điền chủ khác cũng lập nhà máy xay riêng cho lúa ruộng nhà, cũng như xay lúa cho bạn hàng xáo (ngày nay còn lưu lại một vài di tích nền gạch xưa).

Song song đó, nghề cưa xẻ gỗ cũng khởi phát khá mạnh. Bởi lúc này, rừng tràm, nhum, su và nhiều loại gỗ tốt đang được khai thác, bán ra thị trường. Tiêu biểu là rừng tràm của địa chủ Trần Kim Yến tại Hỏa Lựu. Mặt khác, đất Hỏa Lựu được nông dân lên bờ rẫy trồng cây mía thành công, diện tích được mở rộng, đã tác động hình thành nghề nấu đường chảy. Một số lò đường, ép mía bằng trâu kéo, góp phần giải quyết đầu ra cho cây mía; cung ứng đường chảy cho các chợ trong vùng, đến tận Rạch Giá, Cần Thơ

Nhiều nhân chứng nhớ lại, đến giữa thế kỷ XX, xung quanh Cái Nhum, chợ Vàm Xáng (Hỏa Lựu) đã nổi lên nhiều ngành nghề thủ công nghiệp như lò rèn, thợ thiếc, lò tương chao, lò bánh, trại cưa, tiểu trại đóng xuống ghe, tủ bàn ghế. Bên cạnh đó, có thêm nghề mới là tiệm may, tiệm chụp hình. Một vài nhân chứng cho rằng, dường như ở Vị Thanh còn có nghề đẽo guốc vông, bán lên Cần Thơ.

Thời kháng chiến chống Pháp, sau mấy năm đầu địch còn đóng đồn kiểm soát, từ năm 1948-1954, chúng rút đi do áp lực của cách mạng. Từ đó, Vị Thanh - Hỏa Lựu thành vùng giải phóng, bà con vẫn tiếp tục duy trì sản xuất nông nghiệp, trồng lúa, trồng khoai, trồng mía, làm các nghề thủ công, phục vụ cho đời sống và chiến đấu.

Thỉnh thoảng, địch đổ quân càn quét, bắn phá, dội bom... nhưng sau khi chúng rút đi, mọi sinh hoạt và sản xuất trở lại bình thường. Lúc này, do các điền chủ bỏ về thành, nên việc vận hành các nhà máy xay lúa bị đình trệ, hư hao. Nhân dân Vị Thanh - Hỏa Lựu phải trở lại nghề xay lúa, giã gạo bằng thủ công.

VỊ THANH

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: