【bd c3】Trào lưu livestream phẫu thuật thẩm mỹ tràn ngập mạng xã hội
Công cụ đắc lực của quảng cáo phẫu thuật thẩm mỹ?àolưulivestreamphẫuthuậtthẩmmỹtrànngậpmạngxãhộbd c3
Từ lâu, việc quảng cáo trên mạng xã hội, đặc biệt là ở các lĩnh vực làm đẹp, mỹ phẩm, thẩm mỹ viện… không còn là điều quá mới mẻ với nhiều người tiêu dùng.
Kể từ khi công cụ “livestream” (phát sóng và tương tác trực tiếp) ra đời, nhiều người đã sử dụng nó trong việc bán hàng, giới thiệu sản phẩm… tương đối hiệu quả.
Thời gian gần đây, livestream đã lại được khá nhiều spa, cơ sở thẩm mỹ xem như một công cụ đắc lực trong việc quảng cáo dịch vụ, sản phẩm. Tuy nhiên, đằng sau việc livestream này, lại đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến cho khách hàng.
Lý do là bởi, các spa, thẩm mỹ viện…này, đã ngang nhiên phát sóng trực tiếp những ca phẫu thuật nâng mũi, nâng ngực, hút mỡ bụng… để cho khách hàng theo dõi. Từ đó, kèm theo những quảng cáo về dịch vụ, giá tiền…tại những cơ sở này.
Đáng lưu ý, hầu hết những cuộc livestream này, hình ảnh của khách hang đều được phát một cách chân thực, không được làm mờ đi. Dẫn đến việc trong suốt quá trình livestream, có trường hợp hơn 90% cơ thể của khách hàng đều được phơi bày trước ống kính.
Theo ghi nhận, đây không phải lần đầu tiên những clip này xuất hiện trên mạng xã hội. Từ lâu, nhiều thẩm mỹ viện sử dụng cách này để quảng cáo các dịch vụ làm đẹp nhằm tương tác với khách hàng.
Như trên trang cá nhân Facebook Thao Banh (Á hậu doanh nhân Bành Phương Thảo) với hơn 6.000 lượt theo dõi, thường xuyên đăng tải video, hình ảnh thăm khám vòng 1 các bệnh nhân mỗi ngày để thu hút người xem và đánh bóng tên tuổi. Để lôi kéo và tạo lòng tin với khách hàng, trên trang facebook Thao Banh luôn xuất hiện những clip công khai livestream hoặc hình ảnh những ca phẫu thuật nâng ngực, hút mỡ bụng. Theo đó, chính nhân viên của Thao Banh trực tiếp vào phòng phẫu thuật và livestream.
Hình ảnh trên trang cá nhân của Facebook Thao Banh (Á hậu doanh nhân Bành Phương Thảo)
Truy cập vào một hội nhóm trên facebook chuyên tuyển người mẫu phẫu thuật thẩm mỹ, khi vừa click vào nút tham gia nhóm, PV đã ngay lập tức nhận được tin nhắn từ một người đàn ông với danh xưng bác sĩ. Nội dung tin nhắn là clip livestream trực tiếp khách hàng vừa hút mỡ bụng xong. Khi ngỏ ý muốn được tư vấn, chúng tôi đã được vị “bác sĩ” này chia sẻ một cách rất nhiệt tình.
Tiếp cận vào hội nhóm, đập vào mắt chúng tôi là những hình ảnh hết sức phản cảm, thậm chí còn gây kinh hãi. Ở đây, họ livestream một cách vô tư, thân hình khách hàng lõa lồ, cơ thể trần trụi và những vùng nhạy cảm được phơi bày một cách công khai, chỉ có gương mặt được che đi.
Tại nhiều đoạn clip, nhân viên livestream vừa thuyết trình tất cả mọi quá trình vừa phẫu thuật, vừa vô tư so sánh hình ảnh trước và sau khi thực hiện phẫu thuật, không hề có một sự che chắn nào. Thậm chí, quay cận cảnh vào những vùng vừa mới thực hiện phẫu thuật khiến người xem không khỏi rung mình. Và theo như lời tư vấn của nhân viên thì khách hàng chỉ mất một ngày để nghỉ dưỡng sau khi phẫu thuật. Hoặc sau khi làm phẫu thuật khách hàng có thể đi làm ngay.
Hình ảnh tại một hội nhóm trên facebook chuyên tuyển người mẫu phẫu thuật thẩm mỹ
Thậm chí, những cơ sở này liên tục tung ra những ưu đãi để thu hút khách hàng, với những lời quảng cáo “có cánh” như chỉ cần chi một khoản tiền tương đối nhỏ là sẽ có ngay một thân hình đẹp….
Liệu có an toàn?
Có thể nói, những hình ảnh livestream nói trên, khiến dư luận phản ứng gay gắt bởi nó trái với thuần phong mỹ tục, gây phản cảm thậm chí lố bịch. Nhưng chỉ vì đánh bóng tên tuổi hay vì lợi ích, nhiều cơ sở thẩm mỹ vẫn ngang nhiên thực hiện. Điều này dẫn đến việc, hình ảnh bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật ở các thẩm mỹ viện đang ngày càng xuất hiện tràn lan, khó kiểm soát, nó trở thành một trào lưu quảng cáo mới trên các trang mạng xã hội.
Việc liên tục xuất hiện nhiều clip về phẫu thuật thẩm mỹ như vậy trở thành những hành vi đáng lên án và gây nhức nhối dư luận. Dù bệnh nhân có đồng ý công khai clip đó hay không, thì việc làm này cũng khó có thể được chấp nhận.
Chỉ vừa đề nghị tham gia nhóm, PV đã được một người tự xưng "bác sĩ" gửi clip phẫu thuật thẩm mỹ và tư vấn nhiệt tình
Không chỉ trái với thuần phong mỹ tục, việc livestream quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, còn dẫn đến nguy cơ mất an toàn sức khoẻ cho khách hàng.
Bởi, tất cả các phòng phẫu thuật, điều kiện an toàn đầu tiên là phải “vô trùng”. Nhưng việc các nhân viên livestream thoải mái mang điện thoại vào, quay cận cảnh việc phẫu thuật thẩm mỹ một cách thoải mái, liệu có đáp ứng đủ các điều kiện về “vô trùng” hay không?
Bác sĩ có được phép vừa phẫu thuật vừa thuyết trình để quay clip cho mục đích quảng cáo? Những hành động trên của bác sĩ có đảm bảo an toàn cho những ca đại phẫu? Trách nhiệm sẽ thuộc về ai khi phòng phẫu thuật cho bệnh nhân lại trở nên bát nháo như vậy.
Được biết, tất cả mọi quy trình liên quan đến phẫu thuật đều phải được thực hiện tại bệnh viện. Vậy các cơ sở thực hiện những cuộc phẫu thuật hút mỡ bụng, nâng ngực đã được Sở Y tế cấp phép hay chưa? Theo đó, việc để lộ các vùng nhạy cảm của khách hàng có thể được liệt kê vào nội dung phản cảm, ảnh khỏa thân người lớn. Vậy tại sao những đoạn clip, video khó có thể coi là văn minh này vẫn liên tục xuất hiện mà không bị ngăn chặn hay xử lý?
Theo thực tế, đây chỉ là một phần nhỏ trong một hội nhóm. Thậm chí còn rất nhiều những hình ảnh phản cảm khác về phẫu thuật thẩm mỹ, đây trở thành một vấn đề đáng báo động trong ngành làm đẹp.
So sánh về cơ thể khách hàng trước và sau phẫu thuật thẩm mỹ ngay trên sóng trực tiếp
Liên quan vấn đề này, theo Luật sư Lê Ngô Trung, Giám đốc hãng luật Trung Lê và Cộng sự, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng: pháp luật hiện nay có những quy định về quyền nhân thân liên quan thông tin cá nhân, hình ảnh …, chẳng hạn như: Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định về quyền của người bệnh, và trách nhiệm của người hành nghề liên quan bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe của người bệnh; Bộ luật dân sự quy định về quyền cá nhân đối với hình ảnh của người mình.
Nhưng bên cạnh các quy định này, cũng có khoảng “mở” trong trường hợp cá nhân cho phép sử dụng hình ảnh và thông tin của chính mình.
Do đó, khi bị cơ quan chức năng “hỏi thăm” hoặc yêu cầu giải trình, thì người thực hiện thường cho rằng “đã có sự đồng ý của người tham gia trong video, clip”.
Điều này rất khó để các cơ quan chức năng xử lý và dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều đoạn livestream và phát tán các clip quảng cáo phản cảm như hiện nay.
Theo quan điểm của Luật sư Trung, thì cần xem xét và nhìn nhận các hành vi này là hoạt động quảng cáo (vì mục đích của những đoạn livetream và clip này để Pr, quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ) để từ đó áp dụng các quy định về chế tài xử lý “các hành vi bị cấm” được quy định trong Luật Quảng cáo. Cụ thể, khoản 3 Điều 8 luật này là “hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam”.
Bên cạnh đó, cũng cần có biện pháp tăng cường kiểm tra để xem xét tổ chức, cá nhân đó có tuân thủ đầy đủ các quy định về hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh theo pháp luật hay không để xử lý, tránh hậu quả đáng tiếc về sức khỏe và tính mạng cho người dân.
Được biết, theo khoản 4 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (thay thế cho 158/2013/NĐ-CP và sẽ có hiệu lực ngày 01/6/2021) thì hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam sẽ bị phạt từ 40 đến 80 triệu đồng (theo nghị định 158/2013/NĐ-CP thì hiện nay mức phạt từ 30 đến 40 triệu đồng).
Tam Hóa
相关推荐
- Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- Khởi công nhà ga hành khách quốc tế Sân bay Cam Ranh, vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng
- Mở rộng đường đi qua Vườn quốc gia Tam Đảo quy mô mặt cắt 12 m
- Các DN lớn của Belarus sẽ sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư
- Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- Tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ: Tương lai nào cho TPP?
- Tích cực điều tra vụ mất 4 xe máy khu chung cư Ehome
- Người dân xây dựng tường rào đúng theo vị trí đất