发布时间:2025-01-25 18:13:05 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Một hoặc hai thế hệ trước,ácbàihọctừampquotBrexitampquotđốivớichâuÁmãn nhãn tv trực tiếp bóng đá hôm nay các bài giảng bậc đại học ở Đông Nam Á đã so sánh các quan hệ hợp tác còn non trẻ của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với tiến trình hội nhập đầy ấn tượng của châu Âu. Chủ nghĩa khu vực đầy khát vọng này của Đông Nam Á sau đó được truyền cảm hứng và tiếp nhận kiến thức từ sự vươn lên có phương pháp của châu Âu từ một liên minh thuế quan sau chiến tranh nhằm mở rộng "thị trường duy nhất" và cuối cùng là một thực thể chính trị và kinh tế chính thức với chính sách an ninh, quốc phòng tập thể, các cộng đồng dân cư tương đối không biên giới, và một đồng tiền chung.
Giờ đây mọi thứ không còn được như vậy. "Brexit", quyết định của Vương quốc Anh rời bỏ Liên minh châu Âu (EU) sau 43 năm là thành viên chỉ đơn thuần là biểu hiện mới nhất cho mớ bòng bong thiếu hấp dẫn của châu Âu gồm nợ và khủng hoảng tài chính, các dòng người di cư, tị nạn và khủng bố thánh chiến ở nước này hay nước khác, vốn chỉ là một số trong các biểu hiện của cuộc khủng hoảng được dự báo trước. Tuy nhiên đối với các nước ASEAN, với tư cách là nền tảng trung tâm cho việc xây dựng trật tự khu vực ở châu Á, châu Âu hậu "Brexit" là bài học về phương hướng và việc định hướng trong tương lai cho nhóm 10 nước thành viên cũng như phần còn lại của châu Á.
Bài học chính từ "Brexit" đối với châu Á là phải theo đuổi sự hợp tác lâu dài trong khu vực mà không cần phải hội nhập bằng mọi giá. ASEAN đã trở thành điểm tựa cho việc xây dựng kiến trúc khu vực ở châu Á, nhưng với thành công hạn chế. Nếu châu Âu đã đi quá xa với hội nhập kinh tế và liên minh chính trị, ASEAN đã không đi đủ xa. Vẫn cần phải làm nhiều hơn trong việc thể chế hóa các không gian hợp tác của ASEAN, dù tổ chức này đã giúp sản sinh ra các khuôn khổ khu vực giữ cho châu Á ổn định và thịnh vượng, như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương vào năm 1989, Khu vực Tự do Thương mại ASEAN vào năm 1992, Diễn đàn khu vực ASEAN trong năm 1994, ASEAN+3 vào năm 1998, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào năm 2005, và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Gần đây hơn, một thành tựu của ASEAN là sự ra đời của Cộng đồng ASEAN, bao gồm ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa- Xã hội ASEAN.
Phương cách hội nhập của ASEAN lỏng lẻo về cấu trúc và về cơ bản là không có tính ràng buộc, dựa trên các tiêu chuẩn, chức năng và các kế hoạch "kết nối" trên thực tế chứ không phải là các hiệp ước siêu quốc gia mang tính pháp lý và ràng buộc. Với ASEAN hoạt động theo phương cách đồng thuận, không có việc biểu quyết đa số hoặc bất kỳ cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu lực nào, chủ quyền quốc gia đã được duy trì rất tốt đến nỗi nó ngăn cản tổ chức có các công cụ cần thiết để thúc đẩy các công trình chung, chẳng hạn như hội nhập kinh tế lớn hơn, giảm nhẹ thiệt hại về môi trường, loại bỏ nạn buôn người trong tổng thể các vấn đề an ninh phi truyền thống.
Đối với ASEAN, đây cũng là lúc để xem xét có thể hội nhập chính trị và kinh tế đến mức nào và châu Âu đã thu lại được những gì từ điều này. "Brexit" sẽ dẫn đến việc châu Á được chú ý nhiều hơn khi sự dịch chuyển quyền lực và của cải toàn cầu sang khu vực đông dân nhất hành tinh, có diện tích đất liền lớn nhất và sở hữu tiềm năng tăng trưởng mạnh nhất thế giới.
Châu Á chắc chắn không muốn tiến tới gần mức độ hội nhập như châu Âu, nhưng châu lục này cần hợp sức và hợp tác nhiều hơn. Vai trò tổ chức trung tâm của ASEAN vẫn mặc định là cuộc chơi chính trong khu vực này. Bài học rút ra là tăng tốc hợp tác khu vực, với mục đích cuối cùng là đạt được sự hội nhập có kiểm soát và có chọn lọc.
相关文章
随便看看