Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Trần Đắc Hiến cho biết như vậy khi trả lời PV Báo Chất lượng Việt Nam về tiền lương,ọinhàkhoahọcđềuđượcbìnhđẳngtrongnghiêncứukhoahọkết quả giải tay ban nha môi trường làm việc, cơ chế trọng dụng với các nhà khoa học trẻ. Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng việc các nhà khoa học trẻ tiếp cận với những đề tài lớn, nguồn kinh phí lớn rất khó khăn, ông đánh giá về thực trạng này như thế nào? Trước hết phải khẳng định không có sự đối xử, phân biệt giữa nhà khoa học lão thành và nhà khoa học trẻ mọi nhà khoa học đều bình đẳng trong hoạt động KH&CN. Đối với các nhiệm vụ KH&CN do Bộ KH&CN quản lý sẽ được xem xét, tuyển chọn và xét chọn theo quy định của pháp luật nên bất kể nhà khoa học đó là ai đều có quyền nộp hồ sơ đề xuất tham gia việc xét chọn, tuyển chọn. Tuy nhiên khi được hỏi, nhiều nhà khoa học trẻ cho rằng, đúng là chính sách của chúng ta rất tốt nhưng thực tế triển khai mới là vấn đề. Cũng giống như Nghị định 40 về trọng dụng nhà khoa học đã có nhưng đến thời điểm này nhiều nội dung của Nghị định vẫn đang nằm trên giấy, hay nói cách khác nhà khoa học trẻ chưa được hưởng gì. Chính phủ có nhiều chương trình hỗ trợ các nhà khoa học trẻ phát huy tài năng, sáng tạo. Trong ảnh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng gặp mặt các nhà khoa học trẻ 2015Như ông vừa nói, Bộ KH&CN có rất nhiều chính sách hỗ trợ nhà khoa học trẻ nhưng trên thực tế các bạn trẻ vẫn phản ánh chưa nhận được chính sách hỗ trợ nào? Ông có thể cho biết nguyên nhân tại sao? Nghị định 40 là chính sách có ý nghĩa đột phá đối với cán bộ khoa học. Nghị định có 2 nội dung chính: phần ưu đãi trong sử dụng và phần về trọng dụng đối với những nhà khoa học xuất sắc. Về ưu đãi trong sử dụng tức là tuyển đặc cách, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tiền lương, đào tạo bồi dưỡng tham dự hội nghị… đối với các nhà khoa học trẻ. Về trọng dụng, đối với nhà khoa học trẻ tài năng sẽ được hưởng chính sách trọng dụng đặc biệt theo Nghị định và Thông tư liên tịch giữa 3 Bộ (Bộ KH&CN, Bộ Tài Chính, Bộ Nội Vụ) hướng dẫn Nghị định này. Có nhiều nội dung của Nghị định 40 đã đi vào cuộc sống và triển khai ngay nhưng 1 số nội dung cần được hướng dẫn cụ thể hơn ví dụ như hỗ trợ về tài chính là bao nhiêu, định mức thế nào, trong trường hợp nào. Thăng hạng chức danh cũng vậy cần phải cụ thể hóa trong Thông tư. Bên cạnh đó, từ năm 2011, Bộ KH&CN đã tổ chức triển khai các đề tài khoa học dưới dạng các đề tài tiềm năng để dành cho các bạn trẻ, các nhà khoa học trẻ. Ngoài ra các nhà khoa học trẻ có quyền tham gia, trên thực tế đã và đang tham gia nhiều nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, có quyền đề xuất các nhiệm vụ KH&CN với Quỹ Nafosted để được xem xét tài trợ. Vậy có ý kiến cho rẳng cần có một sân chơi bình đẳng giữa các nhà khoa học lão thành đi trước với nhà khoa học trẻ : “hãy tin tưởng chúng tôi, những nhà khoa học trẻ và giao nhiệm vụ đề tài lớn cho chúng tôi”, liệu trong thời gian tới thì Bộ KH&CN sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Chúng tôi cho rằng các nhà khoa học trẻ hãy mạnh dạn tiếp cận thông tin, tiếp cận với những chương trình, đề án, dự án KH&CN mà Bộ KH&CN đã và đang triển khai để từ đó chủ động đề xuất được đăng ký tham gia vào các chương trình đề án này. Hiện nay, Bộ KH&CN đang chủ trì và triển khai trên 10 chương trình Quốc gia về KH&CN, nhiều dự án ODA về KH&CN…vì vậy các nhà khoa trẻ hãy chủ động tìm hiểu và tiếp cận các chương trình, đề án, dự án này. Như vậy thì vấn đề ở đây là các bạn trẻ cần mạnh dạn chủ động tham gia? Trước hết các bạn trẻ cần chủ động tìm hiểu thông tin về các chương trình, dự án khoa học mà Bộ KH&CN đang triển khai, xem khả năng của mình phù hợp với chương trình nào đề xuất tham gia. Nếu các bạn không chủ động sẽ không đủ thông tin tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình đề án, dự án KH&CN. Nhân sự kiện Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ các nhà khoa học trẻ tiêu biểu diễn ra ít ngày trước đây, theo ông ý kiến tâm huyết và nóng nhất tập trung vào vấn đề như thế nào? Đó là vấn lòng tin giữa các nhà khoa học với các cơ quan quản lý. Chúng tôi cho rằng đây là một tồn tại mà Bộ KH&CN cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cần tìm cách khắc phục triệt để. Trước hết nhà khoa học phải làm cho các cơ quan quản lý tin tưởng mình và sau đó Cơ quan quản lý cũng phải tin các nhà khoa học. Có làm được điều này thì chúng ta mới có được những công trình khoa học và sản phẩm khoa học tốt, đồng thời khắc phục được tình trạng “nói dối” trong nghiên cứu khoa học như hiện nay. Vậy kết luận của Thủ tướng Chính phủ trong buổi gặp gỡ vừa rồi bao giờ sẽ cho kết luận cuối cùng. Cuộc gặp mặt ngày 11/9 vừa rồi giữa Thủ tướng Chính phủ với các nhà khoa học trẻ tiêu biểu đã để lại dư âm rất tốt. Tôi cho rằng đó là một nguồn động viên to lớn với công đồng khoa học, đặc biệt đối với các nhà khoa học trẻ. Những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại buổi gặp mặt không chỉ thể hiện sự quan tâm mà còn thể hiện quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ trong việc tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ hoạt động KH&CN. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN đang phối hợp với các Bộ, ngành liên triển khai. Xin cảm ơn ông! Minh Hà (thực hiện) |