Mở rộng thị trường xuất khẩu để tận dụng tốt FTA | |
Doanh nghiệp cần “cú huých” để thay đổi chiến lược thị trường | |
Thị trường cạnh tranh,ụcthịtrườngEUtừliênkếtnôngdân–doanhnghiệp–ngânhàlịch thi đấu giải ngoại hạng anh tối nay người dân được lợi |
Tín dụng cho nông nghiệp vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Ảnh: N.Thanh |
Ngày 20/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp tổ chức Hội thảo “Hiệp định EVFTA - Vai trò của ngân hàng trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU”.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, hiện nay, tổng dư nợ của nền kinh tế khoảng hơn 9 triệu tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng năm 2020 có thể chậm hơn so với các năm trước do Covid-19 cũng như tác động của thiên tai, bão lũ.
Trong đó, lĩnh vực cho vay nông nghiệp - nông thôn chiếm khoảng 2,16 triệu tỷ. Trong 2,16 triệu tỷ đồng nói trên có 27.000 tỷ cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; 5.000 tỷ cho những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết giá trị.
Đặc biệt, nhắc lại việc Thủ tướng giao các ngân hàng cung ứng nguồn vốn lên tới 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp, ông Đào Minh Tú cho rằng, dư nợ đến nay mới đạt 27.000 tỷ đồng đang khiến ngành ngân hàng phải suy nghĩ.
“Rõ ràng, chủ trương của Đảng và Nhà nước rất ủng hộ, cơ chế chính sách không thiếu, mạng lưới rộng khắp của các tổ chức tín dụng, vậy tại sao vốn vào 2 lĩnh vực nói trên vẫn chưa gia tăng được?”, Phó Thống đốc NHNN nêu rõ.
Nhưng theo ông Đào Minh Tú, EVFTA là một con đường thênh thang cho các doanh nghiệp, chúng ta tận dụng được chính sách ưu đãi thuế của các nước EU nhưng cũng không ít trở ngại cho doanh nghiệp.
Đầu tiên là chất lượng sản phẩm làm sao đáp ứng thị trường khó tính như EU. Tiếp đến là làm sao để giá cả cạnh tranh được với hàng hóa của các nước khác.
Trước vấn đề này, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng và Các ngành kinh tế (NHNN), đầu tư tín dụng với các mô hình liên kết phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn nhiều hạn chế như: hợp đồng liên kết thiếu chặt chẽ, hiện tượng vi phạm hợp đồng liên kết của người dân…
Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là lĩnh vực có vốn đầu tư lớn, tuy nhiên hiện nay số lượng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và số lượng doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận chưa nhiều; chưa có nhiều mô hình bài bản, hiệu quả, nguồn lực tài chính yếu… nên tiềm ẩn nhiều ro.
Để tận dụng cơ hội mà EVFTA mang đến, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vina T&T Group cho rằng, trong chuỗi liên kết, ngoài mối liên hệ giữa nông dân - doanh nghiệp, còn một yếu tố rất quan trọng, đó là nguồn vốn, nhưng việc tiếp cận lại không dễ dàng.
Vì thế, để giải quyết những vấn đề này, ông Tùng cho biết, chỉ cần phương án kinh doanh của doanh nghiệp tốt, ngân hàng sẽ cho nông dân ở vùng trồng đó vay vốn.
Ngân hàng sẽ bám vườn, bằng cách nào đó họ sẽ khiến toàn bộ hàng của nông dân bán cho doanh nghiệp, doanh nghiệp trả tiền cho nông dân và nông dân trả lại cho ngân hàng.
“Muốn sản lượng được đảm bảo về lâu về dài, giữa nông dân – doanh nghiệp – ngân hàng cần duy trì được mối liên kết”, ông Nguyễn Đình Tung nói.
Cùng với vấn đề trên, chuyên gia kinh tế Phạm Xuân Hòe cho rằng, Việt Nam chưa có chuỗi giá trị nào về nông sản được hình thành đầy đủ theo đúng nghĩa của thông lệ quốc tế.
Do đó, Chính phủ cần chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rà soát tổng thể lại chính sách cho vay theo chuỗi giá trị nông sản và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để đồng bộ hóa một gói chính sách, nhằm thúc đẩy hình thành chuỗi giá trị nông sản và cho vay theo chuỗi giá trị nông sản.