>>Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại DN: Nên là mô hình doanh nghiệp - quỹ đầu tư >>Mô hình DN làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước: Những điểm mạnh cần ghi nhận >>Không nên hành chính hóa cơ quan quản lý vốn nhà nước >>Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Cần chuyên nghiệp hóa bộ máy quản lý >>Mô hình quản lý vốn nhà nước tại DN: Lựa chọn phương án nào?ôhìnhquảnlývốnNhànướcNếulựachọnkhôngđúnghậuquảtươnglaisẽrấtlớbóng đá hôm nay ngoại hạng anh >>Cần chấm dứt can thiệp hành chính vào hoạt động doanh nghiệp Đây là ý kiến chung của nhiều chuyên gia tham dự Hội thảo khoa học với chủ đề “Mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) trong tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam”, do Khoa Tài chính - Trường Đại học Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội và Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp tổ chức sáng 27/4. Mô hình DN quản lý vốn: Linh hoạt, hiệu quả, ít tốn kém Tại hội thảo, đánh giá về hai mô hình cơ quan quản lý vốn Nhà nước tại DN đang được nêu ra tại Đề án thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và vốn nhà nước tại DN, PGS.TS Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội cho rằng, cần làm rõ các ưu, nhược điểm của từng mô hình so với các yêu cầu đặt ra để cân nhắc, lựa chọn sao cho chính xác nhất. Chỉ ra một số bất cập của DNNN thời gian qua, ông Đinh Văn Nhã cho rằng các DNNN hoạt động chưa hiệu quả, việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN còn nhiều bất cập. Quyền chủ sở hữu nhà nước bị phân tán, Nhà nước - với tư cách là chủ sở hữu, chưa thực hiện đầy đủ, hiệu quả và hiệu lực tất cả các quyền chủ sở hữu của mình tại DN. Không những vậy, DNNN đã chèn ép khu vực tư nhân do được hưởng nhiều ưu đãi cả về cơ chế chính sách và tài nguyên, do đó, môi trường kinh doanh chưa bình đẳng cho tất cả các DN, làm thui chột động lực sản xuất kinh doanh của các DN. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trách nhiệm giải trình chưa cao đối với tài sản và hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Thông tin về hoạt động và kết quả kinh doanh không minh bạch. Cơ chế bổ nhiệm người đại diện, lãnh đạo quản lý và tuyển dụng nhân viên còn mang nặng tính hành chính, tính chuyên nghiệp của bộ máy quản lý chưa cao. Cơ cấu tổ chức hiện nay còn tạo ra một số mâu thuẫn lợi ích. Lấy ví dụ về 12 dự án thua lỗ, ông Đinh Văn Nhã cho rằng để xác định rõ ai là người chịu trách nhiệm từng dự án là rất khó với cơ chế lâu nay vốn ít tập trung vào trách nhiệm cá nhân mà chủ yếu là tập thể. Do đó, việc xây dựng mô hình cơ quan quản lý vốn tài sản nhà nước trong giai đoạn tới phải có cơ chế xử lý các nguyên nhân này mới có thể khắc phục được những tồn tại đã gây bức xúc lâu nay. Trong đó, hai mục tiêu lớn cần tập trung là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước và thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hai vấn đề quan trọng với thực trạng nền kinh tế hiện nay. Xuất phát từ quan điểm này, PGS.TS Đinh Văn Nhã cho rằng mô hình DN quản lý vốn Nhà nước sẽ giải quyết tốt các mục tiêu trên so với mô hình cơ quan quản lý nhà nước, bởi rõ ràng tính linh hoạt, hiệu quả của mô hình DN cao hơn, hạn chế được những tiêu cực, lợi ích nhóm. Ngoài ra, đồng tình với ý kiến của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), ông Đinh Văn Nhã cũng cho rằng việc thành lập mô hình DN quản lý vốn Nhà nước sẽ ít tốn kém chi phí hơn so với duy trì một cơ quan quản lý nhà nước. “Dưới góc độ khoa học, với trách nhiệm của người đại biểu nhân dân, tôi cho rằng mô hình DN có ưu điểm vượt trội hơn, tiết kiệm được tiền của nhân dân hơn”, ông Đinh Văn Nhã nhận xét. Ngược lại, mô hình Ủy ban chỉ giải quyết được vấn đề không còn Bộ chủ quản, tập trung về một mối nhưng lại có hạn chế lớn khó giải quyết được là bài toán hiệu quả cũng như vấn đề hành chính hóa, can thiệp vào hoạt động DN. Hiệu quả kinh doanh nên được ưu tiên hàng đầu Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển, Trường Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng: Sẽ không có phương án nào đáp ứng được toàn bộ các mục tiêu đề ra mà phải lựa chọn phương án tối ưu hơn bằng cách xác định mục tiêu nào là quan trọng nhất. Thực chất, hai mục tiêu quan trọng nhất trong quản lý DNNN hiện nay vẫn là mục tiêu chính trị kết hợp phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu hiệu quả kinh doanh thuần túy. "Thời gian qua, chúng ta tập trung nặng về mục tiêu chính trị dẫn đến nhiều khoản đầu tư không theo cơ chế thị trường đã thua lỗ lớn. Do đó, ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới nên là mục tiêu hiệu quả kinh doanh. Mặc dù, đối với DNNN không thể đòi hỏi lợi nhuận cao như DN tư nhân, nhưng đây vẫn là một bước đi rất tích cực khi xóa bỏ cơ chế quản lý hành chính, áp dụng các thông lệ quản trị tốt của thế giới", ông Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh. Theo ông Thành, hiện nay, tất cả các quan điểm đã đồng thuận việc phải tách biệt chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước, và tập trung về sở hữu. Đây là thông lệ quốc tế tốt tuy nhiên, tập trung hóa cũng cần xác định mức độ có thể đạt được. Ông Nguyễn Xuân Thành phân tích, hiện nay SCIC mới nắm giữ 0,7% vốn DNNN, nếu có đủ quyết tâm chính trị, chống lại toàn bộ sức mạnh các nhóm lợi ích thì có thể chuyển đổi được hai nhóm DNNN là nhóm DN kinh doanh theo cơ chế thị trường và nhóm DN công ích, DN chiến lược ngành, DN địa phương... Hai nhóm này chiếm 65 – 70% số vốn Nhà nước tại DN. Khi đó, mô hình một Ủy ban có thể thích hợp nhưng điều này khó khả thi trên thực tế. Khả thi hơn cả trong hoàn cảnh hiện nay, theo ông Nguyễn Xuân Thành là chuyển đổi nhóm DN kinh doanh đơn thuần. Khi đó, mô hình DN là phù hợp nhất với thực tiễn cũng như các mục tiêu nêu trên. Doanh nghiệp mong muốn sự thay đổi thực chất Từ góc nhìn của một nhà quản lý kỳ cựu trong lĩnh vực này, ông Phạm Đình Soạn, nguyên Phó Tổng cục trưởng thường trực Tổng cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN, nguyên Cục trưởng Cục Tài chính DN – Bộ Tài chính, cho rằng: Trong các phương án đã được nêu, phương án thành lập Ủy ban mới cần phải được tham khảo kỹ ý kiến DN. “Nếu là DN, tôi không muốn phương án này vì sẽ thêm một người nữa là chủ sở hữu đến gõ cửa DN, trong khi người cũ (quản lý nhà nước) vẫn không thể bỏ được. Cái mà DN muốn là sự thay đổi bên trong, thay đổi về chất”, ông Phạm Đình Soạn bình luận. Chuyên gia Phạm Đình Soạn cho rằng phương án nâng cấp SCIC theo mô hình DN trong bối cảnh Việt Nam hiện nay là khả thi nhất, vì nó không tạo ra sự xáo trộn nào. Tuy nhiên nó cần được điều chỉnh và thực hiện theo lộ trình từng bước cụ thể. Xuất phát từ những đặc trưng của vốn Nhà nước, chủ sở hữu vốn nhà nước và DNNN, những bài học kinh nghiệm quá khứ và để đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả, không làm tăng biên chế bộ máy hành chính Nhà nước, chuyên gia Phạm Đình Soạn đề nghị việc xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý vốn nhà nước tại DN cần được dựa trên quan điểm xuyên suốt là có một lộ trình hợp lý, vừa sức, từng bước và không đột biến, trên cơ sở tạo lập và hoàn thiện những tiền đề vững chắc cho quá trình này.
Với nhiều góc nhìn đa chiều, hội thảo cũng đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi khác từ phía đại diện một số DNNN, đại diện SCIC, đại diện VCCI… Phát biểu kết luận hội thảo, GS.TS Nguyễn Công Nghiệp, Trưởng Khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo đánh giá các ý kiến nêu ra rất thực tiễn, sâu sắc. "Qua ý kiến các đại biểu, có thể thấy việc cần thiết phải có mô hình quản lý vốn tại DN hiệu quả hơn. Để lựa chọn mô hình này, phải có đánh giá toàn diện, lựa chọn tiêu chí rõ ràng, phù hợp với kinh tế thị trường, phù hợp với lộ trình cơ cấu lại DNNN, xoá bỏ cơ chế chủ quản, tránh can thiệp hành chính vào DN", GS.TS Nguyễn Công Nghiệp nói. Cân nhắc hai mô hình, phần lớn các đại biểu lựa chọn mô hình DN, do tính phù hợp thực tế, linh hoạt cao hơn. Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ ra, mô hình DN vẫn còn những hạn chế mà điển hình là từ kinh nghiệm của SCIC, trong đó hạn chế rõ nhất là tính chây ỳ trong việc chuyển giao DN về SCIC, hay vai trò của người đại diện… “Việc lựa chọn mô hình quản lý vốn DN quan trọng không kém việc nâng cao hiệu quả vốn của Nhà nước. Nếu lựa chọn không đúng, hậu quả tương lai sẽ rất lớn”, GS.TS Nguyễn Công Nghiệp đánh giá./. H.Y |