【tỉ số myanmar】Bức xúc bởi “muôn kiểu hành hạ công nhân của ông chủ”
Sau khi đọc bài Muôn kiểu hành hạ công nhân của ông chủ nhiều bạn đã gửi ý kiến phản hồi về Báo VietNamNet bày tỏ sự bức xúc.
TIN BÀI KHÁC:
Hàng loạt biển "gãy gục" trên Quốc lộ 1A
Cảnh sát cơ động có được phạt xe không gương?ứcxúcbởimuônkiểuhànhhạcôngnhâncủaôngchủtỉ số myanmar
Ông mất, di chúc của bà liệu có giá trị?
Vợ/ chồng có con riêng thì được sinh thêm mấy cháu?
Thợ sửa điều hòa có làm xiếc để móc túi?
Công nhân bị hành hạ, sao không đoàn kết đấu tranh?
Tình trạng công nhân Việt Nam bị các ông chủ ngoại hành hạ ngay trên đất Việt Nam khiến nhiều bạn đọc cảm thấy đau đớn, khó hiểu, bật ra hàng loạt câu hỏi. Bạn Thanh Dam: Sao có nhiều chỗ công nhân, nhân viên hiền lành và nhẫn nhục đến thế nhỉ? Mà toàn nhẫn nhục với các hành vi sai phạm của chủ nước ngoài? Bạn Giang Lê: Đọc những bài viết như thế này thấy thật là bức xúc. Tại sao người Việt Nam lại phải chịu nhún nhường trước người nước ngoài, để họ ép thật quá đáng? Điều đáng buồn hơn là bên Công đoàn là người Việt Nam lại cũng thờ ơ trước những hành động như vậy? Bạn Truong Hung: Tác động đến thân thể người lao động là vi phạm pháp luật, có thể bị xử tù. Nhưng sao không thấy công an vào cuộc, truy tố, điều tra nhỉ? Bạn Trịnh Tuyên: Thật đau xót cho những công dân Việt Nam! Không biết những người có trách nhiệm có đau lòng không? Và không biết cơ quan pháp luật Việt Nam có ra tay không?
Ảnh minh họa |
Bạn Dinh Dung góp ý: Ở chỗ tôi cũng có 1 khu công nghiệp mà người công nhân cũng bị chèn ép vô cùng. Ví thử như việc 1 nữ công nhân mang thai đến tháng thứ 6 thì bị điều chuyển đến 1 công việc nặng nhọc, làm cho họ phải tự nghỉ việc => không có chế độ gì hết. Hiện tượng này xảy ra rất nhiều. Theo nhìn nhận của bạn Quốc Trung thì: Có những ông chủ thì khắt khe vì lợi ích của họ, nhưng có những chủ xử sự như bị tâm thần (tên Hong ở bài trên). Cần phải có chế ước thế nào đó để bảo vệ công nhân Việt Nam.
Liên hệ hiện tại với quá khứ, bạn Nam Long viết: Nếu bị đàn áp thế thì phải có hành động tự vệ chứ việc gì phải sợ? Mình đang ở trên đất nước của mình mà. Trước đây ông cha ta trong thời kháng chiến chống Pháp cũng đã từng tự đứng lên để đấu tranh chống lại giới chủ bóc lột hà khắc công nhân trong các công xưởng hầm lò. Tại sao chúng ta không noi gương cha ông chống lại những hành vi vô đạo đức của giới chủ? Ý kiến của Phan Xuân Huynh cũng tương tự: Công nhân phải đoàn kết đấu tranh bảo vệ quyền lợi thôi. Các doanh nghiệp hành xử bất công như thế nên không dám nhận người Nghệ An vào làm việc; tôi là dân Nghệ nên tôi biết chắc nếu chúng tôi bị hành xử như vậy thì quản lý sẽ lãnh đủ!
Phân tích của bạn Trần An: Với lợi thế là nước có độ tuổi lao động vàng, giá nhân công rẻ, Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp nhẹ như may mặc, thực phẩm... với vốn đầu tư bỏ ra ít ỏi, dễ thu hồi vốn và lợi nhuận cao. Việc này phù hợp với tầm nhìn ngắn hạn dạng "ăn xổi ở thì" có lợi vì giải quyết lao động thất nghiệp lớn ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, bạn Trần An cũng lo ngại: Về lâu về dài thì thế hệ các con cháu của chúng ta vẫn phải làm việc cho các nhà máy của tư bản vì chúng ta không nắm được công nghệ các ngành sản xuất trọng yếu như các ngành công nghiệp nặng để chủ động dây chuyền sản xuất. Đó cũng là lời cảnh báo cho tương lai!
Cần nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn?
Nhiều bạn đọc thương cảm công nhân bị hành hạ, đều đòi hỏi tổ chức Công đoàn đứng ra bênh vực và pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, ý kiến các bạn Đoàn Văn Hưng, Nguyễn Hữu, Hà Trung Thành, Phạm Tuấn Đạt đều cảm thấy tổ chức Công đoàn ở các doanh nghiệp nước ngoài chưa thực hiện được vai trò của mình, đây đó “Công đoàn cũng chỉ để làm cảnh thôi, vì mấy anh chị làm công đoàn cũng sợ mất việc lắm, chẳng ai dám đứng ra bảo vệ mình đâu!”
Ảnh minh họa |
Theo bạn Tam Quang thì: Vấn đề chủ nước ngoài bóc lộc sức lao động của người lao động Việt Nam ở đây không phải là vấn đề mới. Tôi thấy hàng ngày. Vấn đề nằm ở tổ chức Công đoàn chưa là người đại diện của người lao động, có khi chỉ biết lấy lòng ông chủ để được yên thân, được hưởng lợi...Chế độ kiểm tra của cơ quan hữu trách còn lỏng lẻo, chưa làm tròn nhiệm vụ. Mặc dù Luật lao động đã đề cập mọi vấn đề, nhưng chẳng có ông chủ nào làm đúng luật.
Bạn Van, email [email protected] phụ họa: Luật, chúng ta có đầy đủ văn bản nhưng do một số cán bộ quản lý về lao động thiếu tinh thần trách nhiệm nên bỏ qua các vi phạm này của doanh nghiệp, không chỉ có doanh nghiệp nước ngoài mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng vậy. Người của mình còn không thương mình thì nói chi doanh nghiệp nước ngoài thương mình?
Nhìn nhận của bạn Đỗ Quang Đán: Hành hạ công nhân của các ông chủ các doanh nghiệp nước ngoài là tiếng chuông cảnh báo về sự không tôn trọng pháp luật của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở nước ta. Đó cũng là hậu quả mời gọi đầu tư ào ạt thiếu chọn lọc, thiếu sự cam kết cần thiết đối với các ông chủ ngoại. Không thể để các ông chủ cậy thế doanh nghiệp ngoại mà muốn làm gì cũng được. Miệt thị người lao động, đủ chiêu phạt vô lý, thì rõ là họ nhìn người lao động của chúng ta thế nào? Các cơ quan chức năng, rồi cả tổ chức Công đoàn của ta nữa, xem ra cũng rất yếu khi công nhân kêu cứu. Những gì quy định gì còn hở dứt khoát phải siết chặt lại với những cam kết chặt chẽ buộc họ phải tôn trọng pháp luật, phong tục của Việt Nam! Các doanh nghiệp FDI vào làm ăn ở ta không thể muốn hành hạ, đối xử với người lao động của ta thế nào cũng được!
Nguyên Văn Tu đề xuất: Nếu nói vấn đề này là do cán bộ Công đoàn thì đơn giản thôi! Lập Ủy ban Công đoàn toàn quốc, độc lập và có đặc quyền khi công nhân có đơn khiếu kiện hoặc đường dây nóng, hình thành Luật Bảo vệ người lao động, thậm chí rèn luyện cán bộ công đoàn thành đội "cảnh sát" lao động!
“Cần có các luật đảm bảo quyền lợi của người lao động. Về phần bảo hiểm, bất cứ doanh nghiệp nào không đóng bảo hiểm cho người lao động thì cho nghỉ luôn để cho người lao động Việt Nam bớt khổ”, đó là ý kiến của email [email protected].
Ban Bạn đọc
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/430b791852.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。