当前位置:首页 > Cúp C1 > 【trận đá hôm nay】Trường học linh hoạt thích ứng với ca nhiễm Covid

【trận đá hôm nay】Trường học linh hoạt thích ứng với ca nhiễm Covid

2025-01-12 01:33:33 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point
TPHCM sẵn sàng cho kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
Mở cửa trường học: Đối diện thiếu nhân viên y tế trường học
Một tiết học kết hợp trực tiếp và online Tiểu học Phan Đình Phùng, quận 3. Ảnh Mạnh Tùng
Một tiết học kết hợp trực tiếp và trực tuyến của cô và trò Trường Tiểu học Phan Đình Phùng, quận 3, TPHCM. Ảnh: Mạnh Tùng

Thiếu nhân lực, thiết bị y tế

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TPHCM, hiện số ca nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 trong trường học trên địa bàn TPHCM đang có xu hướng tăng cao. Cụ thể, chỉ 2 tuần học sinh trở lại trường học trực tiếp (từ 14/2 đến ngày 2/3, TPHCM ghi nhận hơn 44.000 trường hợp nhiễm và nghi nhiễm trong trường học. Trong đó, hơn 3.600 ca là cán bộ, giáo viên, còn lại là học sinh. Số lượng ca mắc, nghi mắc cao nhất bao gồm quận 1 (4.005 ca), quận Bình Thạnh (3.483), thành phố Thủ Đức (3.303 ca), quận 12 (3.222 ca) và quận Tân Phú (2.871 ca).

Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, hiện phần lớn các cơ sở giáo dục khó khăn về thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng chống dịch, xử lý tình huống khi có ca nghi hoặc nhiễm bệnh và tầm soát F1 trong trường học. Trong đó, khó khăn hàng đầu là thiếu bộ kit xét nghiệm nhanh. Sở GD-ĐT TPHCM đã phối hợp Sở Y tế cấp bộ kit xét nghiệm nhanh đợt 1 về trường công lập. Mỗi nhà trường được nhận một hộp (20 bộ) kit test nhanh và sẽ được cấp bổ sung khi sử dụng hết, nhưng chỉ được dùng để tầm soát F0 theo quy định. Việc có đủ bộ xét nghiệm để các trường xét nghiệm cho F1 vẫn còn gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, vai trò nhân viên phụ trách y tế trường học trong giai đoạn hiện nay rất quan trọng. Tuy nhiên, gần 50% cơ sở giáo dục thiếu nhân viên y tế trường học chuyên trách, giáo viên vừa làm chuyên môn vừa kiêm nhiệm, gây khó khăn cho việc thực hiện phòng chống dịch tại đơn vị. Năm học 2020-2021, toàn TPHCM có 2.339 cơ sở giáo dục nhưng chỉ có 1.319 đơn vị trường học có nhân viên y tế có chuyên môn (tỷ lệ 56,39%). Đến đầu năm học 2021-2022, số lượng nhân viên y tế học đường tại TPHCM gần như không được bổ sung mà còn có dấu hiệu giảm.

Mặt khác, mở cửa trường học, TPHCM chủ trương tổ chức bán trú, học hai buổi mỗi ngày nhằm đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh. Các trường đối mặt với yêu cầu vận hành bán trú hiệu quả, an toàn. Lãnh đạo một trường tiểu học ở Gò Vấp cho biết, rất áp lực khi phục vụ bán trú cho hơn 1.000 học sinh trong điều kiện thiếu bảo mẫu, nhân viên. Việc ăn, ngủ cùng nhau ở bậc tiểu học không tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm. Học sinh còn nhỏ, chưa tiêm vắc xin, ý thức và kỹ năng tự bảo vệ bản thân chưa cao.

Linh hoạt thích ứng

Tại Trường THCS Võ Trường Toản, quận 1, hơn 1.300 học sinh đến trường sau Tết, đạt 90%. Sau ba tuần, tỷ lệ này giảm còn 70% bởi có gần 100 học sinh là F0. Cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Võ Trường Toản cho biết, một lớp trung bình có 13 giáo viên giảng dạy, một giáo viên lại tham gia dạy 7-10 lớp khác nhau. Do đó, khi tổ chức song song hai hình thức, trường đối diện với bài toán sắp xếp, bố trí người dạy, nhất là trong bối cảnh thiếu nhân sự, do nhiều giáo viên cũng mắc Covid-19. Chất lượng dạy và học bị ảnh hưởng. Giai đoạn này khó đòi hỏi chất lượng dạy như các năm. Biện pháp khắc phục duy nhất là tăng cường phụ đạo cho học sinh.

Cô Nguyễn Đoan Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, quận 1 cho biết, từ khi khối lớp 6 và các khối còn lại đi học đầy đủ từ hôm 14/2 đến nay, số F0 trong trường tăng nhanh ở khoảng 2 tuần đầu tiên. Sau hơn 2 tuần đi học, đến nay, trường đã phát hiện 90 ca F0 là học sinh. Hầu hết những em này đều được phát hiện ngay từ ở nhà. Trước tình hình trên, nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn cho toàn thể học sinh, kiểm soát tốt hơn tình hình dịch bệnh trong trường học, trường THCS Nguyễn Du đã chính thức thành lập tổ Covid-19 ở mỗi lớp học, do chính các em học sinh trong lớp (từ 3 đến 4 em/tổ) tham gia.

Nhiệm vụ chính của các bạn học sinh trong tổ Covid-19 lớp học sẽ nhắc nhở các học sinh trong cùng lớp rửa tay (bằng máy hay tự làm) trước khi ăn trưa bán trú, ăn xong nhắc các bạn súc miệng bằng nước muối. Còn trong lớp khi thấy bạn học sinh nào mệt, có các triệu chứng của Covid-19, ngay lập tức các thành viên tổ Covid-19 lớp học sẽ báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm của lớp biết. Nhìn chung, học sinh của trường THCS Nguyễn Du luôn nhắc nhau cần phải đeo khẩu trang khi đến trường, giữ đúng khoảng cách để nhằm đảm bảo an toàn nhất cho mình khi tham gia vào hoạt động học trực tiếp.

Chuẩn bị nhiều kịch bản dạy học, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định (quận 7) cho biết, hiện nay nhà trường sẽ linh hoạt chuyển đổi hình thức dạy học khi xuất hiện trường hợp F0, F1. Theo đó, căn cứ vào số ca F0, F1 để sẵn sàng chuyển đổi. Chẳng hạn, nếu lớp có F0 và nhiều F1, các thầy cô sẽ gửi bài tập về nhà, các video hướng dẫn như giai đoạn học trực tuyến trước đây. Còn nếu lớp có ít F1, các thầy cô sẽ phát trực tiếp bài giảng trên lớp cho các em, trong trường hợp đường truyền trục trặc sẽ gửi bài tập về nhà cho học sinh./.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读