游客发表

【soi kèo serie a】Phó Thủ tướng: Cần hoàn thiện pháp luật quản lý nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp

发帖时间:2025-01-25 15:29:59

pho thu tuong can hoan thien phap luat quan ly no tu vay tu tra cua doanh nghiepPhó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Kết quả cơ cấu lại NSNN,óThủtướngCầnhoànthiệnphápluậtquảnlýnợtựvaytựtrảcủadoanhnghiệsoi kèo serie a nợ công là thành tựu lớn của ngành Tài chính
pho thu tuong can hoan thien phap luat quan ly no tu vay tu tra cua doanh nghiepNợ doanh nghiệp tự vay tự trả là mấu chốt làm tăng nợ nước ngoài quốc gia
pho thu tuong can hoan thien phap luat quan ly no tu vay tu tra cua doanh nghiepĐảm bảo an toàn các khoản vay nợ nước ngoài
pho thu tuong can hoan thien phap luat quan ly no tu vay tu tra cua doanh nghiep
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp. Ảnh: VGP/Thành Chung

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia dưới mức trần được Quốc hội cho phép là không quá 50% và đang trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Đặc biệt, nợ nước ngoài của Chính phủ giảm rất mạnh, tốc độ tăng nợ rất thấp.

Còn nợ nước ngoài Chính phủ bảo lãnh chiếm tỷ trọng nhỏ và xu hướng giảm. Năm 2018, Chính phủ đặt ra hạn mức bảo lãnh vay nợ 700 triệu USD nhưng đã không bảo lãnh vay quốc tế dự án nào mà ưu tiên vay vốn trong nước khi trong nước có khả năng và có lợi về lãi suất hơn.

Tuy nhiên, quy mô nợ nước ngoài quốc gia tăng nhanh, chủ yếu là nợ nước ngoài của doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, tín dụng theo hình thức tự vay tự trả chiếm khoảng 48,4% tổng nợ nước ngoài quốc gia so với tỷ lệ 25,6% năm 2011 và 40,4% của năm 2016.

Phó Thủ tướng cho rằng việc tăng nhanh nợ nước ngoài theo hình thức tự vay tự trả chủ yếu nằm ở khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (chiếm 76% tổng lượng nợ của doanh nghiệp), tập trung ở một số doanh nghiệp FDI có quy mô lớn.

“Việc tăng nợ nước ngoài quốc gia tuy đáp ứng được nhu cầu vốn và huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng nhưng cũng tác động tới khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết.

Để bảo đảm an toàn nợ công nói chung và nợ nước ngoài của quốc gia nói riêng cũng như ổn định kinh tế vĩ mô, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ, ngành tăng cường điều hành, quản lý nợ theo quy định của pháp luật như Luật quản lý nợ công, các Nghị quyết chuyên đề của Quốc hội, Chính phủ về nợ công nhằm bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế nói chung chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn tự thân của DN, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các DN nói chung.

“Đặc biệt, các chỉ tiêu về trần nợ công, chỉ tiêu nợ nước ngoài quốc gia, nghĩa vụ trả nợ so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ là các chỉ số quan trọng phải bảo đảm theo đúng yêu cầu của Quốc hội”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Trong việc xây dựng kế hoạch nợ nước ngoài quốc gia và khả năng trả nợ trong giai đoạn tới, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện pháp luật quản lý nợ tự vay tự trả của DN, tập trung giám sát tổng nợ, cơ cấu nợ của các khu vực và có tính tới rủi ro đối với từng doanh nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bộ KH&ĐT rà soát, đánh giá tổng thể đầu tư nước ngoài, nhất là dự án lớn trên tổng nguồn vốn đầu tư; tác động của điều kiện vay nước ngoài tới mục tiêu tăng trưởng và thu hút FDI; chủ trì đề xuất khắc phục tình trạng vốn mỏng trong các dự án luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Thuế thu nhập DN.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá thị trường TPDN có sự phát triển nhanh trong thời gian qua vì các DN có nhu cầu vốn lớn để sản xuất kinh doanh trong khi tăng trưởng tín dụng có xu hướng được quản lý chặt chẽ hơn, nhất là các lĩnh vực còn nhiều rủi ro như bất động sản.

Phó Thủ tướng đánh giá mặt tích cực của TPDN trong 6 tháng đầu năm là từng bước hình thành kênh cung vốn trung, dài hạn cho DN, giảm bớt áp lực cho vay của các NHTM, hỗ trợ các NHTM huy động vốn trái phiếu để tăng vốn cấp 2, hỗ trợ DN thuộc mọi lĩnh vực huy động vốn cho sản xuất kinh doanh. Kỳ hạn phát hành TPDN dài (kỳ hạn 5 năm chiếm 66% tổng khối lượng phát hành), các nhà đầu tư chủ yếu là nhà đầu tư có tổ chức, tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm 6,1%.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng nếu không kiểm soát tốt việc phát hành TPDN sẽ có rủi ro, ảnh hưởng tới thị trường tín dụng và cân đối vĩ mô.

Bên cạnh việc hoàn thiện, phát triển thị trường TPDN trong trung và dài hạn, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật chứng khoán theo ý kiến của UBTVQH và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, rà soát quy định cụ thể phát hành trái phiếu riêng lẻ theo hướng chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp có năng lực phân tích tài chính và khả năng đánh giá rủi ro.

Đối với việc phát hành TPDN ra công chúng, Bộ Tài chính sửa đổi các quy định để rút ngắn quy trình phát hành, thúc đẩy DN huy động vốn theo phương thức này, gắn phát hành ra công chúng bắt buộc với xếp hạng tín nhiệm. Có thể chế, chính sách để phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm trong phát hành trái phiếu...

    热门排行

    友情链接