您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【vdqg kuwait】Ngỡ ngàng ngồi dự hầu đồng ở giữa London

Nhà cái uy tín57人已围观

简介Ngay hôm 1/12, khi “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” chính thức được UNESCO công ...

Ngay hôm 1/12,ỡngàngngồidựhầuđồngởgiữvdqg kuwait khi “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nghệ sỹ Thanh Phan từ London gọi điện về chia sẻ cùng tôi niềm vui của một Thanh đồng ở tận nước Anh.

Hầu đồng trong đêm chống chiến tranh phá hoại

Những năm chiến tranh chống Mỹ, tôi đưa sinh viên đi sơ tán xuống vùng Đa Cóc, Lương Quan thuộc xã Lê Lợi huyện Chí Linh, Hải Dương. Vùng quê hẻo lánh này nằm ở phía Bắc của núi Côn Sơn. Vì thấy tôi cũng biết tính toán can chi, tương xung tương khắc, võ vẽ dăm ba chữ Hán, thích thú với mấy câu đối thờ, nên các cụ trong thôn cảm tình.Một đêm cuối năm, có cụ thì thầm: "Tối nay trên đền có hầu thánh, thầy giáo có muốn dự thì tôi dẫn lên, nhưng nhớ chỉ mình thầy thôi đấy nhé". Thú thật, lúc ấy tôi muốn tìm hiểu một vấn đề mà chỉ nghe chứ chưa bao giờ thấy, nhưng sợ nhà trường, sợ địa phương phê bình cán bộ Nhà nước mà mê tín dị đoan. Sợ thì sợ, nhưng sức hút hầu đồng giúp tôi không quản ngại rét mướt, đêm tối trèo núi xuyên rừng lên ngôi đền nhỏ trên đỉnh núi.

{ keywords}

Thủ nhang Điện Thất Linh đang hầu đồng.Điện thờ trong đêm lạnh được che kín không để ánh sáng lọt ra ngoài vì sợ máy bay địch phát hiện tưởng trận địa cao xạ pháo thì sẽ trút bom xuống. Trong ánh sáng mờ mờ, khói hương nghi ngút, tiếng đàn tranh dìu dặt cùng lối hát hết sức cuốn hút của cung văn làm tôi hết sức bất ngờ! Lân la tìm hiểu mới biết té ra hầu hết các con nhang đệ tử có mặt hôm ấy là từ Hải Phòng, Hải Dương, Hòn Gai, Uông Bí đến.Là người phụ trách nhóm sinh viên văn nghệ, mỗi dịp có liên hoan với địa phương tôi chạy đôn chạy đáo mới tìm được mấy vuông vải màn nhuộm xanh nhuộm đỏ cho các em lên sân khấu, thế mà ở đây giá đồng nào, trang phục đó.

{ keywords}

Một kỳ hầu đồng vài ba chục giá kéo dài khá lâu.Nhìn các lớp khăn chầu, áo ngự màu sắc lộng lẫy đính kim tuyến, thêu ren rất công phu, tôi hiểu những con nhang ở đây họ đã vượt qua biết bao khó khăn để lưu giữ cũng như sắm sửa được những trang phục và lễ vật tiến cúng giữa lúc mà gạo phải tính theo gam, vải phải tính tới tấc mua bằng tem phiếu.Thuốc lá, vị cán bộ nào có tiêu chuẩn thì tháng vài bao, đường tiêu chuẩn cán bộ cũng chỉ có vài ba lạng một tháng. Vậy mà nhìn lên bàn thờ lễ vật vẫn đầy đủ.Tôi ngồi ở góc tối, thế nhưng khi cô ban tài, ban lộc tôi vẫn được điếu thuốc, chiếc bánh...Tôi lại càng lạ lùng, rùng mình khi được nhìn tận mắt màn thiên lình, dùng một cây sắt để xuyên qua má rồi cắm quả cau vào mũi nhọn...0 năm rồi... những ấn tượng của đêm hầu đồng năm ấy cứ thúc giục tôi tìm hiểu cái điều mà ngày ấy người ta gắn cho là mê tín dị đoan. Việc hầu đồng như vậy chỉ dám làm chui.

Hầu đồng trong biệt thự giữa ban ngày ở Hà Nội

Tôi có một anh bạn thân, là nhà khoa học có tiếng, từng là Tổng Giám đốc một công ty rồi lên làm cán bộ quản lý cấp ngành. Vợ anh "có duyên" sớm với cửa Thánh, bỏ "Nhà nước" ra lập công ty và lập điện thờ Thánh, hầu đồng tại gia.Nhà anh nằm bên bờ sông Tô Lịch đoạn gần cầu Trung Hoà. Gian chính thờ điện với nhiều đồ thờ uy nghi sang trọng, đặc biệt vào dịp lễ tết có những đồ hàng mã to đẹp rực rỡ. Và có lẽ sau các lễ phải hoả thiêu các hàng mã này, nên trong nhà xây một lò đốt vàng mã khá lớn. Một buổi hầu đồng thu hút tới cả dăm bảy chục con nhang, đệ tử.Bên cạnh gian điện chính có phòng sắp lễ, mỗi giá đồng là một lễ. Lễ bây giờ khác xa những năm tôi thấy ở trên núi Côn Sơn. Hàng vài ba chục mâm lễ toàn là rượu ngoại, bánh cao cấp, chè thuốc hảo hạng. Và, tiền để cô ban tài ban lộc không phải là những đồng tiền lẻ mệnh giá nhỏ 500, 1.000, 2.000 VNĐ như ta thấy bà con đi lễ ở chùa ngày rằm, mồng một, mà là những xấp đầy đặn các tờ 500.000, 200.000, 100.000 và 50.000 VND.Có lẽ tôi là khách thân tình của ông bà chủ được ngồi hàng đầu, cho nên mỗi lần ban “lộc” thì tôi thường được cô ban cho, tính sơ sơ đêm ấy cũng được vài ba triệu đồng.Một kỳ hầu đồng vài ba chục giá kéo dài khá lâu, nên chủ điện thường bố trí cho khách ăn và có phòng phát "lộc" cho những người đến dự mang về. Thấy tôi băn khoăn về khoản kinh phí khá lớn cho một kỳ hầu đồng, ông chủ lý giải: Người hầu đồng họ tin sẽ được Thánh phù hộ cho họ ăn nên làm ra thì việc chi phí cho một buổi lễ hầu đồng dẫu có to bao nhiêu thì cũng chỉ là "lễ bạc, lòng thành" thôi, không ai tính toán hơn thiệt cả.Thú thật, đến với những buổi hầu đồng trong nước tôi mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu hình thức lễ bái và thủ tục giữa người ngồi đồng với con nhang, đệ tử, và hình như vẫn láng máng là chuyện mê tín dị đoan.Nhưng rồi, trong một lần sang London tôi hết sức ngỡ ngàng được dự một buổi hầu đồng giữa kinh thành nước Anh xa lạ.

Cựu nhân viên An ninh London thủ từ Thất Linh điện

Qua một số văn nghệ sĩ Việt Nam cũng như những sinh viên, nghiên cứu sinh ngành văn hoá ở London, tôi được gặp ca sĩ Thanh Phan - một người Anh gốc Việt. Vợ chồng ca sĩ Thanh Phan là một đôi trai tài, gái sắc ở phố cổ Hà Nội, sang định cư ở đây đã gần 40 năm.Đến thăm nhà, anh dắt tôi ra thăm điện Thất Linh thờ Tứ phủ. Lý do nào anh đến với đạo mẫu? Anh mời tôi ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu hoa trải trước bệ thờ, nhâm nhi chén chè Thái rồi tâm sự: mấy chục năm trước, sang đây lạ nước lạ cái nhớ nhà, nhớ nước day dứt. Lúc đầu tôi tìm về với những khúc hát thân quen một thời, rồi thích dân ca, thích chầu văn... vì chầu văn hay nhắc đến các địa danh mà tôi từng theo gia đình đi lễ ngày bé.

{ keywords}

Ca sĩ Thanh Phan và tác giả.Thế rồi khoảng những năm đầu 1990 các đoàn văn hoá Việt Nam bắt đầu sang Anh, tôi đươc tiếp đón các nghệ sĩ hát văn hàng đầu như Thanh Ngoan, Thuý Mùi, Vân Quyền... tôi được họ "truyền nghề" rồi mua băng tự luyện, và có lẽ trong người tôi đã có sẵn căn đồng cho nên tôi xin Thánh lập điện thờ Tứ phủ.Trước điện Thất Linh tuy không hoành tráng như những điện thờ mà tôi được thấy trong nước, nhưng anh hướng dẫn cho tôi biết các ban thờ Tam phủ: Mẫu thượng thiên áo đỏ, Mẫu thượng ngàn áo xanh, Mẫu Thoải áo trắng. Trong 36 giá đồng, khi hầu người ta thường hầu các vị thánh đã biết rõ về thần tích, cũng như vai trò của các vị Thánh đối với người trần. Thường thì khi giáng đồng phải theo thứ tự từ Thánh Mẫu đến hàng quan, hàng chầu, hàng ông Hoàng, hàng Cô, hàng Cậu…

{ keywords}
Ca sĩ Thanh Phan và các văn nghệ sĩ.

Điều làm tôi hết sức lý thú khi nghe anh lý giải các vị Thánh giáng đó là các vị Thánh thuần Việt có công đánh giặc giữ nước từ đời Bà Trưng là hai nữ tướng Lê Chân, Bát Nàn, ông Hoàng Bơ (nhà Trần), ông Hoàng Bảy (nhà Lý), ông Hoàng Mười (nhà Lê), quan lớn Tuần Tranh (quan thanh tra của các triều đình) đến những danh nhân, danh thần miền xuôi, miền ngược...

Thật xúc động khi ở giữa London mà nghe nhắc tới ông Hoàng Bẩy Bảo Hà, ông Hoàng Mười Nghệ An, cô Chín Sòng Sơn, cô Bơ Hoà Bình... Hầu đồng là một tín ngưỡng thuần Việt đã được thế giới tôn vinh là Di sản Văn hoá nhân loại... Là một người gốc Việt, ca sĩ Thanh Phan hết sức xúc động, tự hào, anh đăng ngay lên Facebook một clip anh hầu đồng khai quang cho một điện thờ mẫu mới. Anh hẹn tôi, Tết này về nước, anh sẽ đi hầu đồng ở những nơi nổi tiếng như Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Giang và Hà Nội quê anh.

{ keywords}

Theo Dân trí

Tags:

相关文章