【du doan nha cai】Những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết
作者:Cúp C2 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 14:57:57 评论数:
Ninh Thuận: Kiểm soát chặt chẽ các 'chợ online' dịp Tết Xử lý nghiêm vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; hàng giả kém chất lượng Trường hợp nào bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?ữngnguyênnhânchínhgâyngộđộcthựcphẩmtrongdịpTếdu doan nha cai |
Ngày tết, mỗi gia đình đều có nhu cầu sử dụng rất nhiều thực phẩm, vì vậy thường mua tích trữ. Bà Hoàng Thị Lan ở Phường Quán Thánh (Ba Đình- Hà Nội) chia sẻ: Tết Nguyên đán, gia đình không thể thiếu bánh chưng, giò, chả, thịt gà, thịt lợn, các loại bánh, kẹo, nước ngọt, rượu, bia. Gia đình tôi có đến 4 người con, nên ngày Tết con, cháu đến chúc tết thường phải làm từ 3-4 mâm cơm do vậy việc tích trữ nhiều thực phẩm là điều không tránh khỏi. Bởi đây cũng là văn hóa ngày tết truyền thống của người Việt, vừa là để cúng tổ tiên, vừa là dịp để con cháu, anh em quây quần bên nhau những ngày đầu xuân mới.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm
PGS.TS. Bác sĩ Nguyễn Quang Dũng Phó trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm - Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: Đây cũng là tâm lý chung của hầu hết các gia đình mỗi dịp tết đến. Tết cũng là thời điểm nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được trà trộn đưa vào thị trường, cộng với thói quen ăn uống, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Có năm, thời tiết nắng ấm, thực phẩm dễ bị ôi thiu. Có loại sử dụng lâu hơn như bánh chưng có thể bị mốc. Chưa kể đến, nhiều gia đình do tích trữ quá nhiều đồ ăn, các ngăn chuyên dụng của tủ lạnh không chứa hết dẫn đến nhiều gia đình đồ sống, chín, hải sản hay thịt gà, lơn...bảo quản trong tủ lạnh và khi giã đông để gần nhau cũng là nguyên nhân góp phần gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Bác sĩ Nguyễn Quang Dũng đưa ra các khuyến cáo đến người dân trong việc sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn trong dịp Tết Nguyên đán |
Bác sĩ Nguyễn Quang Dũng cảnh báo, cách trữ thực phẩm như vậy không an toàn cho người sử dụng và đây là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Theo Bác sĩ Nguyễn Quang Dũng, nguyên nhân đầu tiên của ngộ độc thực phẩm là do thực phẩm nhiễm chất độc hại. Có 2 nhóm chính gây nên tình trạng này, nhóm 1 là do vi khuẩn phát triển trong thực phẩm; nhóm 2 là những độc tố có chất độc mà con người tự đưa vào, vô tình đưa vào hoặc cố ý đưa vào trong thực phẩm.
Theo đó, vi sinh vật có thể phát triển trong bất cứ môi trường nào nếu thực phẩm không được bảo quản tốt. Người sử dụng phải chế biến làm sao để loại trừ được vi sinh vật ra khỏi nguồn thực phẩm, nên chọn những loại thực phẩm, rau, củ, quả tốt không bị nhiễm bệnh.
Quá trình bảo quản chính là quá trình mà vi sinh vật có sẵn trong đó, lúc đầu chỉ có rất ít trong thực phẩm, sau đó chúng phát triển mạnh và nhanh, gây ra những độc tố trong thực phẩm.
Chuyên gia hướng dẫn chế biến, bảo quản thực phẩm đúng cách
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội, có 2 cách bảo quản, cách thứ nhất, đưa nhanh vào chế biến và khử trùng sau đó chế biến. Thực phẩm đã nấu chín, đặc biệt là những loại thực phẩm giàu protein như cá, thịt, trứng, sữa thì cần được bảo quản trong tủ lạnh sau khi đã khử trùng, tránh tái nhiễm. Các loại thực phẩm không thể khử trùng tuyệt đối được, vẫn còn một lượng vi sinh vật nhất định sống trong đó, nếu không được bảo quản tốt thì nó sẽ phát triển như bình thường.
Ông Thịnh cũng lưu ý, một trong những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm là khi chế biến thực phẩm cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn nguyên liệu, nên chọn những loại thực phẩm tươi, ngon, có nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, không nên mua những thực phẩm gần hoặc đã hết hạn sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Sau khi mua thực phẩm về, cần phân loại thực phẩm, bảo quản riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín.
Việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vẫn còn thời gian dài sử dụng là điều hết sức cần thiết (Ảnh: Thu Hường) |
Ngoài ra, những loại thịt tươi sống nên bỏ vào ngăn đá để bảo quản sớm nếu chưa sử dụng đến. Không nên chế biến quá nhiều thực phẩm, chỉ chế biến vừa đủ để ăn trong ngày; Thực phẩm ăn không hết, trước khi bỏ vào tủ lạnh cần bọc lại bằng màng bọc, để riêng, tránh bị nhiễm khuẩn. Không nên ăn những thức ăn dư và bảo quản quá lâu trong tủ lạnh.
BS Nguyễn Quang Dũng thông tin thêm, dù là ngày thường hay ngày Tết thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm vẫn có thể xảy ra, nếu chúng ta không thận trọng. Để hạn chế tối đa nguy cơ này thì nên lựa chọn các thực phẩm an toàn và có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm cần tươi, sạch.
Theo các chuyên gia, phải sử dụng nguồn nước sạch trong sơ chế, chế biến thực phẩm; Khi chế biến phải giữ vệ sinh tay và môi trường xung quanh cũng phải sạch sẽ; Khi đun nấu thì nên nấu chín, ăn ngay ở nhiệt độ phù hợp để giảm nguy cơ gây ngộ độc. Nếu ăn không hết thì vẫn có thể bảo quản các loại thực phẩm; trong khi chế biến, thực phẩm sống, chín cần bảo quản tách biệt.
Thức ăn thừa thì cũng cần bảo quản sống, chín tách biệt để không lây nhiễm chéo. Nếu ăn thức ăn nấu lại thì bữa sau nên đun sôi lại, nấu lại cho đảm bảo. Cố gắng làm đến đâu ăn hết đến đó, hạn chế ăn thực phẩm cũ, không nên lưu thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh, đó là nguy cơ có thể xảy ra các vấn đề ngộ độc.
Bác sĩ Dũng cũng khuyến cáo người dân cần chú ý chế độ ăn, dinh dưỡng trong ngày Tết cân đối như ngày thường, không bỏ bữa, ăn quá nhiều, ăn nhiều rau xanh, giảm đồ uống có cồn, ga, nhiều chất béo, nhiều đường, và duy trì luyện tập thể dục để tiêu hao năng lượng dư thừa trong ngày Tết.