当前位置: 当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết quả tỷ số brazil】Dự án cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long: Lo thiếu cát san lấp nền đường 正文

【kết quả tỷ số brazil】Dự án cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long: Lo thiếu cát san lấp nền đường

2025-01-11 14:15:28 来源:88Point 作者:Cúp C1 点击:105次

Nan giải bài toán cát san lấp đường cao tốc

TheựáncaotốcĐồngbằngsôngCửuLongLothiếucátsanlấpnềnđườkết quả tỷ số brazilo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), đối với ĐBSCL có nền đất yếu, việc thi công nền đường là nhân tố quyết định quan trọng của dự án, việc sử dụng nguồn vật liệu cát để đắp nền là hết sức cần thiết và ĐBSCL có những khu vực có nguồn cát dồi dào. Bộ GTVTmong muốn các tỉnh nâng cao trách nhiệm cùng với Bộ và các cơ quan Trung ương để đáp ứng yêu cầu của dự án.

Trong giai đoạn từ 2022 – 2025, ĐBSCL sẽ triển khai nhiều dự án lớn trong khu vực: Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (188,2 km); Dự án cao tốc Cao Lãnh – An Hữu (27,4 km); Dự án cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh (26,5 km) và cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (109 km)... với thời gian ngắn và nhiều công trình lớn của vùng cùng triển khai đồng loạt, sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu vật liệu, đặc biệt là vật liệu cát đắp nền đường, trong khi nguồn vật liệu trong vùng khó có khả năng cung ứng đủ.

Vận chuyển cát trên Kênh Xáng Xà No, tỉnh Hậu Giang

Theo dự tính, Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và cao tốc Cần Thơ - Cà Mau cần khoảng 40 triệu m3 cát san lấp, nhưng nguồn vật liệu trong vùng không thể đáp ứng, có nguy cơ thiếu vật liệu, đặc biệt là vật liệu cát đắp nền đường. Chỉ riêng với cao tốc đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau, tổng nhu cầu khoảng 1,37 triệu m3 đá các loại và khoảng 1,7 triệu m3 đất đắp. Qua khảo sát, nguồn đá, đất đắp nền đường đã đủ cho hai dự án này. Riêng lượng cát đắp nền khoảng 18,5 triệu m3 (phải thi công trong 18 tháng để chờ lún) vẫn thiếu.

Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận và các nhà thầuxây lắp tổ chức triển khai thi công đồng loạt các hạng mục, đặc biệt là công tác đắp nền đường trên toàn tuyến cần sớm hoàn thành để chờ lún, nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án vào cuối năm 2025, Tuy nhiên, nguồn cung cát đắp cho dự án đường cao tốc Bắc - Nam qua miền Tây hiện nay rất khó khăn, chủ yếu tập trung ở khu vực các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long.

Để giải quyết những khó khăn về vật liệu cho dự án, mới đây Ban quản lý dự án Mỹ Thuận và lãnh đạo Bộ GTVTđã có nhiều cuộc họp làm việc với UBND các tỉnh, thành để đề nghị được hỗ trợ nguồn vật liệu cát đắp nền cung cấp cho dự án. Đến nay, tỉnh An Giang dự kiến cung cấp cấp khoảng 1,1 triệu m3 cát cho dự án từ nguồn tăng 50% công suất các mỏ đang khai thác.

Ông Huỳnh Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: trong điều kiện khan hiếm cát của tỉnh và của vùng ĐBSCL, bên cạnh cung ứng cát cho các công trình dự án của tỉnh đang triển khai, tỉnh Đồng Tháp thống nhất với Bộ ngành và các chủ đầu tưthi công các dự án cao tốc trên địa bàn chia sẻ khó khăn và thông nhất tìm giải pháp khả thi để cung ứng cát san lấp cho cao tốc đảm bảo tiến độ đề ra.

Qua rà soát, tổng khối lượng cát tỉnh Đồng Tháp có thể cân đối để cung ứng cho các công trình của Trung ương khoảng 7,4 triệu m3, cụ thể:

Về cung ứng cát cho cao tốc Cao Lãnh - An Hữu và cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh, hiện tỉnh đang triển khai thủ tục đấu giáquyền khai thác các mỏ cát, dự kiến cung ứng cho 02 cao tốc là khoảng 5,51 triệu m3 theo số liệu nêu tại Thông báo số 194/TB-BTNMT ngày 27/12/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tỉnh Đồng Tháp sẽ thúc đẩy tiến độ đấu giá các mỏ cát để kịp thời và đồng bộ với tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh - An Hữu và cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh trong giai đoạn 2023 – 2025.

Về cung cứng cát theo cơ chế đặc thù của Trung ương (Căn cứ Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/01/2022 của Chính phủ, Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 và Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội), tỉnh Đồng Tháp cân đối, cung cấp cho công trình của Trung ương khoảng 1,9 triệu m3.

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp đang lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến cuối năm 2023 mới được phê duyệt. Do đó, trong giai đoạn chuyển tiếp, tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện theo Quy hoạch khoáng sản của Tỉnh được phê duyệt năm 2015. Khi thực hiện theo Quy hoạch đã được phê duyệt năm 2015 thì trữ lượng được phép đưa vào khai thác đến thời điểm hiện tại đã sắp hết, đây cũng là một trong những khó khăn trong việc cấp phép khai thác các mỏ cát mới để phục vụ công trình hiện nay. Khi Quy hoạch Tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt, tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục cân đối, rà soát các khu vực mỏ mới để cung ứng thêm nguồn cát cho các công trình của Trung ương.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là công trình có sử dụng cát ngày càng lớn, trong khi đó nguồn tài nguyên cát ngày càng cạn kiệt, trong những năm qua lượng cát từ thượng nguồn đổ về rất ít, không đủ bổ cập cho lượng cát được khai thác đi, làm cho đáy sông ngày càng sâu thêm, nguy cơ sạt lở trong thời gian tới là rất lớn (hiện tượng dòng sông đói).

Để sớm giải quyết vướng mắc này, tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Trung ương đẩy nhanh và sớm hoàn thành nghiên cứu vật liệu khác thay thế cát nước ngọt (cát đồi, các nhiễm mặn, xỉ than...) để sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp (theo quy định tại Điều 30, Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ); rà soát, giảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn về vật liệu san lấp, nhằm giảm áp lực phải cung cấp cát nước ngọt.

Cần sớm có giải pháp gỡ khó tình trạng thiếu cát

Theo Bộ Giao thông Vận tải, kết quả khảo sát cho thấy trữ lượng vật liệu để làm đường cao tốc không thiếu nhưng cần sớm nâng công suất các mỏ đang khai thác và đẩy nhanh thủ tục để khai thác mỏ mới. Các chuyên gia cũng cho rằng, nguồn vật liệu cát san lấp không thiếu nhưng thiếu cơ chế khai thác kỹ thuật để đảm bảo không gây sạt lở về sau.

Theo TS Thái Duy Sâm - Phó chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho rằng, Chính phủ đã có nghị quyết tăng 50% công suất các mỏ cát đang khai thác, giao mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho nhà thầu làm đường cao tốc khai thác để cung cấp nhanh nguồn vật liệu thi công. Nhưng vẫn vướng quy định của Luật Đất đai hay các luật khác, nên Chính phủ có thể xin ý kiến của Quốc hội để Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết riêng nhằm thực hiện ngay thay vì chờ sửa luật rất lâu. Vật liệu xây dựng thông thường thuộc các địa phương quản lý nhưng địa phương không dám quyết bởi nếu làm vượt luật, dẫn đến vi phạm pháp luật. Do vậy, cần sự vào cuộc quyết liệt từ bộ, ngành trung ương và các địa phương trong vùng để có cơ chế thực sự, nhằm tháo gỡ nút thắt cho các dự án trọng điểm về giao thông.

Theo TS Phạm Viết Thuận - viện trưởng Viện Kinh tếtài nguyên và môi trường TP.HCM, nguồn vật liệu cát san lấp không thiếu nhưng thiếu cơ chế khai thác kỹ thuật để đảm bảo không gây sạt lở về sau...  Tuy nhiên, do vấn đề sạt lở tại một số địa phương, trong đó có khu vực ĐBSCL, dẫn đến tâm lý e ngại, cũng là những vấn đề cần đạt ra cấp thiết để tháo gỡ kịp thời.

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, khó khăn là nguồn vật liệu cát san lấp trong vùng có tỉnh thì có, tỉnh thì không. Sóc Trăng cam kết sẵn sàng chia sẻ nguồn cát cho các tỉnh không có nguồn. Khó khăn của Sóc Trăng là nhu cầu sử dụng nguồn cát làm vật liệu xây dựng của tỉnh rất lớn, nhưng địa thế nằm ở cuối nguồn sông Hậu nên cát lòng sông thuộc Sóc Trăng có chất lượng xấu (cát, bùn xen kẽ và lẫn nhiều tạp chất), khó đáp ứng chất lượng.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, trữ lượng cát biển của Sóc Trăng khoảng 13 tỷ m3 cát, độ mặn không cao. Đây là điều kiện rất lớn nếu được quan tâm khai thác, có thể phục vụ cho các dự án trọng điểm quốc gia tại khu vực ĐBSCL. Sóc Trăng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ ngành trung ương quan tâm hỗ trợ Sóc Trăng trong triển khai dự án; hoàn thành dự án đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL.

Đồng thời, UBND tỉnh Sóc Trăng cũng kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Bộ Giao thông Vận tải có văn bản hướng dẫn trình tự thực hiện đầu tư các khu tái định cư trong trường hợp sử dụng chi phí từ nguồn giải phóng mặt bằng của dự án.

Cùng với đó, UBND tỉnh Sóc Trăng cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét sớm triển khai thực hiện Dự án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL”, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn vật liệu cát san lấp phục vụ các dự án cao tốc trong khu vực nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Hiện Bộ Giao thông vận tải giao Ban Mỹ Thuận triển khai thí điểm dùng cát biển làm vật liệu san lấp đắp nền đường tại dự án thành phần cao tốc Hậu Giang – Cà Mau thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phía đông đoạn Cần Thơ – Cà Mau.

Ông Nguyễn Tiến Minh, Phó cục trưởng Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, nguồn cát biển tại ĐBSCL cơ bản đáp ứng yêu cầu về thành phần hạt đắp nền đường. Cơ quan chuyên môn đang đánh giá ảnh hưởng nhiễm mặn của cát biển đối với môi trường xung quanh, cuối năm mới có kết quả. Trước mắt, việc triển khai cao tốc ở miền Tây dùng cát ở An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long. Thủ tướng Chính phủ đồng thời yêu cầu các tỉnh có trữ lượng cát lớn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát tổng thể các mỏ cát trong khu vực để có kế hoạch nâng công suất các mỏ đang khai thác, bổ sung các mỏ mới để đảm bảo nguồn cung cho các dự án đường bộ cao tốc tại khu vực ĐBSCL.

作者:Cúp C2
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜