【nbet 88】Cục Thuế Ninh Bình rốt ráo xử lý khoanh nợ, xóa nợ thuế

Cục Thuế Ninh Bình

Cục Thuế Ninh Bình đang hoàn thiện các thủ tục,ụcThuếNinhBìnhrốtráoxửlýkhoanhnợxóanợthuếnbet 88 hồ sơ để khoanh nợ, xóa nợ theo quy định. Ảnh: Bùi Tư

Hà Văn Hiếu

Ông Hà Văn Hiếu

PV:Xin ông cho biết tình hình rà soát các đối tượng được khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội?

Ông Hà Văn Hiếu:Nghị quyết số 94/2019/QH14 có hiệu lực ngày 1/7/2020. Trong tháng 4/2020, Cục Thuế Ninh Bình đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết này. Cục thuế đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành công văn chỉ đạo các sở ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc tổ chức thực hiện khoanh nợ, xóa nợ.

Cùng với đó, Cục Thuế Ninh Bình đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, chỉ đạo các đơn vị tập trung rà soát, phân loại nợ theo từng địa bàn, theo từng đối tượng được xử lý nợ đảm bảo chính xác, đúng đối tượng; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp xã, công an... để lập hồ sơ để trình các cấp có thẩm quyền xem xét khoanh nợ, xóa nợ.

Tính đến 30/6/2020, đơn vị đã rà soát 3.723 người nộp thuế (NNT) không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước (NSNN). Tổng số tiền thuế nợ của các đối tượng này là 333 tỷ đồng, trong đó tiền thuế nợ gốc 196 tỷ đồng, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp 137 tỷ đồng.

PV:Trong quá trình rà soát, Cục Thuế Ninh Bình có gặp những khó khăn gì không, thưa ông?

Ông Hà Văn Hiếu:Trong những năm qua, Cục Thuế Ninh Bình đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với UBND các xã, phường, các sở, ngành rà soát chặt chẽ các trường hợp không còn khả năng nộp NSNN. Dữ liệu về nợ thuế đã được quản lý, theo dõi trên hệ thống quản lý thuế tập trung của cơ quan thuế...

Song bên cạnh đó quá trình triển khai còn một số khó khan. Cụ thể là: Số NNT không còn hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn lớn. Nhiều trường hợp bỏ địa chỉ kinh doanh thời gian quá lâu. Do vậy, việc lưu giữ hồ sơ không đầy đủ, thất lạc hồ sơ.

Một số trường hợp cá nhân, doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh cơ quan thuế đã phối hợp với cơ quan công an (cấp xã), ban quản lý các khu công nghiệp lập biên bản xác minh, tuy nhiên theo quy định hồ sơ phải là biên bản xác minh với UBND xã.

Một số trường hợp NNT dữ liệu trên hệ thống TMS (quản lý thuế tập trung) thiếu dữ liệu như số chứng minh nhân dân, địa chỉ...

PV:Vừa qua Tổng cục Thuế đã tổ chức tập huấn về Nghị quyết số 94 và Thông tư số 69/2020/TT- BTC của Bộ Tài chính về xử lý nợ thuế. Sau buổi tập huấn, Cục Thuế Ninh Bình đã triển khai công tác này tới các đơn vị và can bộ, công chức như thế nào, thưa ông?

Ông Hà Văn Hiếu:Triển khai thực hiện Nghị quyết 94, Thông tư số 69, Cục Thuế Ninh Bình đã giao các phòng, chi cục thuế tổ chức quán triệt đầy đủ nội dung đến từng cán bộ công chức.

Ngày 18/8/2020, Cục Thuế Ninh Bình đã tổ chức cho lãnh đạo, công chức có trách nhiệm trong việc tham gia xử lý khoanh nợ, xóa nợ của cục thuế và chi cục thuế các khu vực để tham gia hội nghị tập huấn trực tuyến do Tổng cục Thuế tổ chức. Đồng thời, cục thuế cũng hướng dẫn thống nhất thực hiện việc khoanh nợ, xóa nợ, theo hướng dẫn tại thông tư 69 và chỉ đạo của Tổng cục Thuế cho công chức thuế để nắm vững thực hiện.

Hiện nay các đơn vị đang tích cực triển khai hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để khoanh nợ, xóa nợ theo quy định với mục tiêu đề ra là đạt và vượt chỉ tiêu do Tổng cục Thuế đã giao cho cục thuế năm 2020./.

PV: Xin cảm ơn ông!

Bùi Tư (thực hiện)

Cúp C1
上一篇:Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
下一篇:Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần