Đoạn cao tốc TP.HCM - Trung Lương được đề xuất đầu tưmở rộng quy mô 8 làn xe. Ảnh: Hoàng Giám |
Tín hiệu thuận
Cuối tuần trước,ộngcửathamgiadựáncaotốmay tinh du doan bong da hom nay Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đã có Công văn số 10344/BGTVT-KHĐT gửi Ban Quản lý dự án7 về việc nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận. Ban Quản lý dự án 7 chính là đơn vị được Bộ GTVT giao nhiệm vụ lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư/Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư mở rộng đường bộ cao tốc đoạn TP.HCM - Trung Lương hồi tháng 4/2023.
Trong Công văn số 10344/BGTVT-KHĐT, Bộ GTVT yêu cầu Ban Quản lý dự án 7 khẩn trương chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và đề xuất phương án triển khai đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Trung Lương quy mô 8 làn xe và đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận quy mô 6 làn xe theo phương thức PPP toàn tuyến theo chỉ đạo mới đây của lãnh đạo Chính phủ.
Ban Quản lý dự án 7 sẽ phải làm việc với các nhà đầu tư quan tâm, đề xuất thực hiện Dự án Đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP. “Trên cơ sở đó tiến hành đề xuất, báo cáo Bộ GTVT phương án triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bảo đảm tuân thủ Luật Đầu tư theo phương thức PPP và các quy định khác có liên quan trong tháng 9/2023”, ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo.
Trước đó, ngày 31/8/2023, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 6727/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về nghiên cứu phương án đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận. Phó thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì nghiên cứu và đề xuất đầu tư mở rộng đoạn tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương quy mô 8 làn xe, đoạn tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận quy mô 6 làn xe theo phương thức đầu tư PPP toàn tuyến.
Bộ GTVT cũng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và địa phương có tuyến đường đi qua thống nhất loại hợp đồng phù hợp, trường hợp cần thiết báo cáo Quốc hội về việc áp dụng loại hợp đồng PPP và việc giao cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo việc đầu tư mở rộng được triển khai thuận lợi nhất có thể.
Cần phải nói thêm, cả hai đoạn tuyến cao tốc nói trên đều thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, kết nối TP.HCM với các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với quy mô quy hoạch được phê duyệt lên tới 8 làn xe. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương dài 39,8 km, điểm đầu tại nút giao Chợ Đệm thuộc địa phận huyện Bình Chánh, điểm cuối tại nút giao Thân Cửu Nghĩa thuộc địa phận huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước và đưa vào khai thác từ tháng 2/2010 với mặt cắt ngang 4 làn xe cao tốc, có bố trí làn dừng khẩn cấp.
Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51,1 km, được đưa vào khai thác từ tháng 8/2022, nằm trọn trên địa phận tỉnh Tiền Giang, với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương), điểm cuối tại nút giao An Thái Trung, giao với Quốc lộ 30. Tuyến được đầu tư theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT theo quy mô mặt cắt ngang 17 m, 4 làn xe, làn dừng khẩn cấp bố trí cách quãng, thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch.
Khả năng đấu thầu rộng rãi
Được biết, đến đầu tháng 9/2023, đã có 3 nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư gửi đề xuất xin tham gia đầu tư mở rộng toàn tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, hoặc đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM - Trung Lương.