发布时间:2025-01-10 10:11:11 来源:88Point 作者:Cúp C2
Phân biệt rõ quản lý nhà nước và quản trị sự nghiệp công lập
Theỏchếđộcôngchứctrongđơnvịsựnghiệpcônglậnhận định kèo sevillao tờ trình của Chính phủ, dự thảo luật không tiếp tục quy định đối tượng lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) là công chức bởi thời gian vừa qua, mặc dù đối tượng lãnh đạo, quản lý trong đơn vị SNCL được xác định là công chức nhưng không được tính trong tổng số biên chế công chức, không được hưởng phụ cấp công vụ.
Qua tổng kết cho thấy, việc áp dụng 2 chế độ công chức và viên chức trong cùng 1 loại hình tổ chức đơn vị SNCL dẫn đến vướng mắc, không thống nhất trong việc thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng cơ chế quản lý. Việc tách bạch 2 đối tượng này phù hợp với quan điểm tiếp tục thực hiện mạnh mẽ chủ trương phân định rõ việc quản lý nhà nước với quản trị đơn vị SNCL, theo Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6.
Mặc dù dự thảo luật không quy định đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị SNCL phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước là công chức nhưng đã bổ sung quy định giao Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện chế độ công chức đối với đội ngũ này.
Đồng thời, dự thảo luật cũng đã quy định chuyển tiếp cho phép sau khi luật có hiệu lực, những người là công chức trong các đơn vị SNCL được tiếp tục thực hiện chế độ chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ hiện đang đảm nhiệm tại khoản 17 Điều 1. Đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan thuộc Chính phủ sẽ được xác định là công chức theo quy định của Chính phủ.
Đây là nội dung quan trọng, ảnh hưởng đến số lượng lớn đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị SNCL. Vì vậy, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Thẩm tra về nội dung này, Ủy ban Pháp luật (UBPL) tán thành với đề nghị của Chính phủ để thống nhất trong việc áp dụng chế độ, chính sách đối với cùng đối tượng quản lý (công chức), phân biệt rõ hơn việc quản lý nhà nước với quản trị SNCL, phù hợp với thực tế và yêu cầu tại Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Đề nghị bỏ hình thức kỷ luật "giáng chức"
Về kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu, tờ trình của Chính phủ cho biết qua tổng hợp, ý kiến các bộ, ngành, địa phương đều nhất trí với việc bổ sung quy định về xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc về tính pháp lý vì đối tượng này không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật; hệ quả pháp lý của việc xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm, theo đó những văn bản, quyết định của những người này ký còn hiệu lực hay không...
Về nội dung này, cơ quan thẩm tra tán thành với Chính phủ về việc bổ sung trong dự thảo luật quy định nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị tách nội dung này thành điều riêng để thể hiện rõ hơn vấn đề này và nghiên cứu quy định về các hình thức xử lý kỷ luật phải bảo đảm hệ quả pháp lý gắn trực tiếp với quyền lợi cá nhân về vật chất, tinh thần mà người có hành vi vi phạm đã được hưởng trong thời gian công tác hoặc nghỉ hưu để có tính răn đe, thuyết phục cao hơn. Đồng thời, phải làm rõ được nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật bảo đảm tính khả thi và thống nhất trong quá trình thực hiện.
Ngoài ra, liên quan đến hình thức kỷ luật, tại dự thảo, Chính phủ không tiếp tục quy định hình thức kỷ luật giáng chức, do việc quy định đồng thời 2 hình thức kỷ luật "giáng chức" và "cách chức" áp dụng đối với những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý dễ dẫn đến tình trạng nể nang, chỉ áp dụng hình thức "giáng chức" thay vì phải áp dụng hình thức "cách chức".
Hơn nữa, quy định về hình thức kỷ luật giáng chức là không phù hợp với việc bố trí công chức theo vị trí việc làm. Bởi vì, hình thức "giáng chức" thực chất là bổ nhiệm vào chức vụ thấp hơn, trong khi đó tại vị trí được bổ nhiệm đã xác định đủ số lượng lãnh đạo, quản lý.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến trong cơ quan thẩm tra không ủng hộ việc bỏ hình thức kỷ luật "giáng chức", vì cho rằng về mặt pháp lý quy định hình thức xử lý kỷ luật "giáng chức" đối với những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là cần thiết, mang tính răn đe cao và thực tế thời gian qua căn cứ vào quy định này của Luật Cán bộ, công chức hình thức kỷ luật "giáng chức" cũng đã được áp dụng.
Theo chương trình dự kiến, chiều 10/6, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự thảo luật này.
D.A
相关文章
随便看看