【lịch thi đấu bóng đá v league】Xem xét lại toàn bộ khung chính sách ưu đãi đầu tư FDI
Theétlạitoànbộkhungchínhsáchưuđãiđầutưlịch thi đấu bóng đá v leagueo cơ quan soạn thảo, Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018-2030 là lộ trình để Việt Nam thu hút FDI “thế hệ tiếp mới”, nhằm tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sâu rộng trong giai đoạn 2018 - 2030.
Việc thực hiện chiến lược này phù hợp với Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 2011 – 2020, Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 2016 - 2020 của Việt Nam, cũng phù hợp với Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng, Dân chủ.
Theo dự thảo Chiến lược, năm 2017, Việt Nam đứng trước một nghịch lý là một mặt thu hút được dòng vốn FDI kỷ lục và vượt qua các quốc gia khác ở ASEAN2 , mặt khác các bên liên quan lại có quan điểm chung rằng FDI chưa đáp ứng được kỳ vọng.
Điểm nhấn chính của “Chiến lược Thu hút FDI thế hệ mới” là sự chuyển dịch trọng tâm từ thu hút nhà đầu tư phù hợp cho ‘sản phẩm’ của Việt Nam sang phát triển sản phẩm phù hợp (tức là môi trường kinh doanh và điều kiện đầu tư phù hợp) cho loại hình đầu tư mà Việt Nam cần trong tương lai, nhờ đó có thể tăng tối đa hiệu ứng lan toả và giá trị gia tăng của FDI.
Về lĩnh vực trọng tâm ưu tiên đầu tư, theo cơ quan soạn thảo, khi áp dụng phương pháp rà soát ngành và tìm câu trả lời cho câu hỏi về những lĩnh vực mà ở đó xúc tiến đầu tư chủ động là việc cần thiết nhất và FDI sẽ đem lại nhiều giá trị nhất, cho kết quả là danh mục ngành trọng điểm sau đây: công nghiệp ô tô, xe máy và công nghiệp phụ trợ (sản xuất kim loại/khoáng sản/hóa chất/nhựa phẩm cấp cao và linh kiện công nghệ cao), máy móc, thiết bị công nghiệp, logistics, sản phẩm nông nghiệp mới giá trị cao, công nghệ môi trường, năng lượng tái tạo, dịch vụ ứng dụng CNTT.
Cùng với đó là các ngành dịch vụ xuyên suốt quan trọng cần tiếp tục mở cửa để tạo điều kiện tiếp tục tăng trưởng, chẳng hạn như dịch vụ tài chính và giáo dục, đã được chọn sơ bộ và được sự tán thành của các bên liên quan.
Dự thảo cũng nhấn mạnh, do tốc độ thay đổi nhanh chóng và liên tục có các ngành mới xuất hiện, cần thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu thị trường cũng như đánh giá lại các ngành nghề ưu tiên để xúc tiến đầu tư.
Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2018-2030 cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn này. Theo đó, cần thành lập một “Cục quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới” có thẩm quyền đầy đủ và chức năng lồng ghép sâu hơn để chỉ đạo việc thực hiện Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới.
Bên cạnh đó, cần hiện đại hóa công tác xúc tiến đầu tư - bao gồm phạm vi các hoạt động xúc tiến đầu tư, cách tiếp cận, công cụ và các chỉ số hiệu quả FDI được sử dụng.
Cùng với đó, phải thực hiện các chính sách, giải pháp cụ thể làm tăng liên kết thượng nguồn và hiệu ứng lan toả công nghệ nhờ FDI, đặc biệt trong nhóm những nhà đầu tư FDI nước ngoài tìm kiếm hiệu quả khi tới Việt Nam.
Ngoài ra, cần thúc đẩy mạnh nguồn cung kỹ năng để tạo điều kiện thu hút FDI Thế hệ mới. Nguồn cung kỹ năng đầy đủ và tốt hơn sẽ là đặc trưng quyết định năng lực cạnh tranh về thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới.
Đồng thời, cần xem xét lại toàn bộ khung chính sách ưu đãi đầu tư hiện tại và tái thiết lập sự cân bằng giữa các chính sách ưu đãi “dựa trên lợi nhuận” với ưu đãi “dựa trên hiệu quả”, theo đó cần chuyển tương ứng các quy định về ưu đãi từ Luật Đầu tư sang Luật Thuế và Luật Hải quan, với sự hỗ trợ của một hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả.