【phân tích kèo bóng đá hôm nay】“Thế gian Sư” và ông tổ ngành sơn dầu Việt Nam
Hội thảo Kỷ niệm 150 năm ngày sinh danh nhân văn hóa – họa sĩ Lê Văn Miến |
Thượng thư Lê Văn Miến (13/3/1874 – 6/6/1943) sinh tại làng Ông La, xã Kim Khê nay là xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình khoa bảng. Ông theo Hán học và tiếp nhận nhân cách từ người cha là quan Án sát Lê Năng Nghiêm - một chí sĩ yêu nước và là bạn tâm giao của nhà yêu nước Phan Đình Phùng.
Là một trong ba người được triều đình nhà Nguyễn chọn đi du học tại Pháp, năm 15 tuổi ông học Trường Thuộc địa École Coloniale, tiếp đó là học tại xưởng của Jean - Léon Gérôme (một trong 3 giáo sư hội họa trưởng xưởng của Trường Mỹ thuật Paris). Sau khi hoàn tất chương trình học tại Trường Thuộc địa và quay về, Lê Văn Miến không làm quan như hai người bạn trở về từ Pháp của mình là Hoàng Trọng Phu và Thân Trọng Huề, mà chọn vẽ minh họa cho nhà in Schneider, nhà in đầu tiên tại Hà Nội rồi về dạy học ở Vinh (Trường Pháp – Việt) vào năm 1899.
Sự nghiệp giáo dục của ông kéo dài suốt 30 năm ở những ngôi trường danh tiếng nhất, nhì thời đó với vai trò trợ giáo, Đốc giáo (Hiệu trưởng) Trường Pháp - Việt (Vinh), Trường Quốc Học và Trường Hậu Bổ (Huế). Sau hết làm Tế tửu Trường Quốc Tử Giám (người đứng đầu Quốc Tử Giám, tương đương Hiệu trưởng ngày nay) vào năm 1921 tại Huế. Năm Canh Ngọ (Bảo Đại thứ 5 - 1930), Lê Văn Miến xin về hưu do chứng bệnh mờ mắt. Ông được thăng Lễ bộ Thượng thư trí sự - Tư Thiện đại phu năm 1929 và đến đầu năm 1943 (trước khi qua đời) ông được thăng Hiệp tá Đại học sĩ - Vinh lộc Đại phu.
Ông Lê Văn Miến đã đào tạo nên nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước, như: Giáo sư Lê Thước, Lê Đình Thám, Lê Đình Dương, Trần Trọng Kim, Lê Văn Kỷ, Trần Đình Nam, Nguyễn Đình Chi, Phạm Phú Tiết, Trương Đình Ngân, Hồ Đắc Khải, Nguyễn Huy Nhu, Võ Liêm Sơn… và đặc biệt nhất có lẽ là người học trò mang tên Nguyễn Tất Thành. Theo lời kể của học trò ông (từ năm 1910 là giáo sư Lê Thước và ông Lê Thanh Cảnh), Lê Văn Miến là một người thầy có thái độ rất rõ ràng với thực dân khi “thường dạy học bằng tiếng Việt, không dùng tiếng Pháp; không mặc âu phục, chỉ bận cái áo sa dài, chít khăn xếp, như các cụ đồ Nho; xem thường tay Hiệu trưởng người Pháp xuất thân là tên lính viễn chinh…”. Thậm chí, lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc của Lê Văn Miến được thể hiện rõ từ khi ông còn là một thanh niên xứ “An Nam” theo học ở Pháp khi luôn hoàn thành xuất sắc các môn học, dẫu bị đối xử khắt khe, bởi ông quan niệm “không học thì thôi, mà đã học thì phải cố gắng học cho thiên hạ biết: Dù trong lĩnh vực nào – nhất là về học vấn – nếu muốn, thì người Việt Nam cũng không thua kém một ai…”.
Từ một người giáo viên bình thường cho đến khi đạt “vị trí cao nhất của một người thầy trong hệ thống giáo dục Trung Kỳ” (giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám), sau khi mất ông được các thế hệ học trò ở Huế vinh danh qua bức hoành phi “Thế gian Sư” (Thầy của thiên hạ). Mộ ông được đặt tại xứ Trường An (nay là thôn An Thôn, Phong Thu, Phong Điền, Thừa Thiên Huế).
Trong sự nghiệp hội họa, họa sĩ Lê Văn Miến không để lại nhiều tác phẩm nhưng số ít còn lại đã chứng tỏ được tài năng danh họa của ông ở kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu phương Tây. Điều đáng nói, từ kỹ thuật sơn dầu phương Tây, ông đã vận dụng thành công giữa hội họa hiện đại và hội họa Á Đông, để lại những tác phẩm chân dung đậm chất Việt cho nền hội họa nước nhà.
Theo Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số tranh của họa sĩ Lê Văn Miến hiện còn 7 bức. Trong đó có những bức được giới nghiên cứu, chuyên môn nhận định “là niềm tự hào của mỹ thuật hiện đại Việt Nam”, như: bức chân dung nhà nho Nguyễn Vĩnh Mậu, bức “Buổi học chữ Nho xưa” (còn có tên là Bình Văn) và bức “Chân dung cụ Tú Mền” hiện trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, hay bức chân dung cụ Lê Văn Hy,...
Theo họa sĩ Thái Bá Vân “Đối với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Lê Văn Miến với bức tranh “Bình văn” là một cái mốc mà lịch sử mỹ thuật nước nhà chỉ có thể coi là thuận lợi và đẹp đẽ. Nó làm cho hội họa hiện đại Việt Nam có thêm một phần tư thế kỷ tuổi đời và thêm học vấn vững chãi không lặp lại một lần thứ hai nào nữa…”. Ngoài những đóng góp to lớn cho lĩnh vực giáo dục, có thể nói, họa sĩ Lê Văn Miến là người Việt Nam đầu tiên học vẽ sơn dầu, đánh dấu thời điểm mở đầu mỹ thuật Việt Nam chuyển từ mỹ nghệ dân gian sang giai đoạn hội nhập văn hóa Đông – Tây, nền tảng của mỹ thuật Việt Nam đương đại.
Ngày 21/12/2005, lăng mộ Lê Văn Miến được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh, tên ông được đặt tên đường. Đây chính là sự ghi nhận, vinh danh bước đầu dành cho ông tổ ngành sơn dầu Việt Nam – Thế gian Sư Lê Văn Miến.
-
Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năngVideo cầu Crưm hoàn thành sửa chữa sau vụ tấn công khủng bố Gấp rút ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thôngMB dự kiến chi trả cổ tức năm 2020 tối đa 15%Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa toNhiều phụ nữ Hàn Quốc không còn 'thiết tha' với kết hôn, sinh conWB viện trợ không hoàn lại hơn 6,2 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó CovidHọc sinh nhiều tỉnh, thành trở lại trường vào ngày 27/1Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉuTrung Quốc: Trốn trong hang núi suốt 14 năm sau khi cướp hơn 500 nghìn đồng
下一篇:Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Chủ tịch Nghị viện châu Âu tới Lviv, Nga và Ukraine tiếp tục giằng co ở Bakhmut
- ·Thổ Nhĩ Kỳ điều máy bay chở các ‘anh hùng 4 chân’ giúp cứu hộ động đất về nước
- ·Các nhà giáo, nhà khoa học đóng góp quan trọng cho Đại học Huế và tỉnh nhà
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Hiểm họa từ thuốc lá điện tử
- ·VPBank ủng hộ 10 tỷ đồng cho Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam
- ·Giá chocolate tăng “phi mã” trước ngày Valentine
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·Tuyển sinh đại học 2023: Những lưu ý khi tham gia các kỳ thi tuyển sinh riêng
- ·Giá vàng hôm nay 12/2/2024: Vàng thế giới dự báo tăng trong tuần mới
- ·Cải thiện vị trí xếp hạng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·Các nhà giáo, nhà khoa học đóng góp quan trọng cho Đại học Huế và tỉnh nhà
- ·Tập đoàn MB vượt thách thức quý I
- ·Nhận lương, trợ cấp BHXH qua ATM được hỗ trợ chi phí mở tài khoản
- ·Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- ·Tổn thương người khác bằng lời nói
- ·Trường Đại học Nông Lâm thông báo
- ·Pulse by Prudential: Giải pháp quản lý sức khỏe toàn diện
- ·Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
- ·Theo đuổi đam mê
- ·Phi công Ukraine lần đầu tiên sang Mỹ, quân Nga chưa thể bao vây Bakhmut
- ·Người Ukraine vượt qua mùa đông khó khăn nhất
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Giao lưu, hợp tác quốc tế trong giảng dạy
- ·Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- ·Ukraine nhận thêm xe tăng vào mùa xuân, Phần Lan tính gửi tiêm kích cho Kiev
- ·Top 5 công nghệ quân sự làm thay đổi chiến tranh
- ·Hải quan Bắc Ninh nộp ngân sách hơn 8 tỷ đồng từ xử lý vi phạm
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thông báo.
- ·Đồng đôla Australia đã chạm ngưỡng cao nhất của 15 tháng qua
- ·Nhận lương, trợ cấp BHXH qua ATM được hỗ trợ chi phí mở tài khoản
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·VietinBank ký kết hợp tác với Tập đoàn Pacific