您现在的位置是:Thể thao >>正文

【nhận định iceland】Báo Hải quan và thông tin hội nhập quốc tế

Thể thao3人已围观

简介Tập thể Báo Hải quan và khách mời chụp ảnh lưu niệm tại Lễ kỷ niệm 15 năm ngày Báo Hải quan xuất bản ...

bao hai quan va thong tin hoi nhap quoc te

Tập thể Báo Hải quan và khách mời chụp ảnh lưu niệm tại Lễ kỷ niệm 15 năm ngày Báo Hải quan xuất bản số đầu tiên (tháng 6-2014). Ảnh: HỮU LINH

Chúng tôi muốn nhắc lại nội dung chỉ đạo của Thủ tướng để chứng minh vai trò quan trọng của công tác Hải quan trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu,áoHảiquanvàthôngtinhộinhậpquốctếnhận định iceland rộng của đất nước hiện nay. Với vai trò “Chiến sỹ Hải quan trên mặt trận tuyên truyền” (lời nhận xét của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc đối với đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên Báo Hải quan) - đội ngũ phóng viên Báo Hải quan luôn xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng là đưa đến cho độc giả những thông tin đa chiều, những thông tin “được, mất”, những “gian truân” trên con đường hội nhập quốc tế của đất nước.

Những ngày gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến câu chuyện về giá ô tô NK liệu có giảm khi Việt Nam ký kết Hiệp định tư do thương mại (FTA) với Hàn Quốc. Ngay sau khi việc ký kết FTA được thực hiện (ngày 5-5-2015), không ít người muốn có một phương tiện đi lại để “mưa không đến mặt nắng không đến đầu” kỳ vọng giá ô tô NK sẽ giảm - một mong ước chính đáng trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển. Và luồng thông tin này cũng được không ít cơ quan báo chí đề cập.

Nhưng thực tế, việc thực hiện các FTA không phải là chuyện một sớm một chiều mà phải có một lộ trình cụ thể. Ở khía cạnh một tờ báo của ngành Hải quan, đã nhiều lần thông tin về câu chuyện giảm thuế trong các FTA, Báo Hải quan đã đi tìm một hướng đi khác, một góc nhìn khác. Đó là góc nhìn từ những chuyên gia, những người trực tiếp tham gia vào những vòng đàm phán “nóng bỏng”. Với lợi thế của cơ quan báo chí nằm trong Bộ Tài chính, chúng tôi may mắn có được sự cộng tác tích cực của Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) để đưa ra những thông tin chính xác, cụ thể về câu chuyện giá ô tô NK từ Hàn Quốc thời “hậu” FTA. Với bài viết “Ô tô Hàn Quốc sẽ từng bước giảm giá theo lộ trình FTA”- phóng viên Báo Hải quan dẫn phân tích của bà Đào Thu Hương - Trưởng phòng Hội nhập tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho rằng giá ô tô NK từ Hàn Quốc sẽ không giảm ngay mà thực hiện theo lộ trình nhất định. Bởi thực tế, Việt Nam chỉ cam kết cắt giảm thuế quan với 2 dòng xe là xe tải trên 10 tấn đến không quá 20 tấn và ô tô có dung tích xi lanh trên 3.000cc. Lý do mở cửa cho 2 mặt hàng ô tô nguyên chiếc nói trên, ngoài “sự nhượng bộ” với phía bạn trong quá trình đàm phán, song còn có những nguyên nhân thực tiễn quan trọng khác. Đó là, xe ô tô trên 3.000cc là xe hạng sang có dung tích xi lanh lớn là loại nhu cầu trong nước hiện nay ít. Thứ hai, xe tải trọng tải lớn như thế hiện nay sản xuất trong nước cũng chưa nhiều (nên việc khuyến khích NK không ảnh hưởng đến sản xuất trong nước). Tiếp đó, Báo Hải quan có thêm một bài phân tích liên quan đến FTA với Hàn Quốc “Việt Nam được gì từ FTA với Hàn Quốc?”

Hay mới đây, một thông tin mà dư luận cũng dành sự quan tâm đặc biệt là việc tham gia các FTA sẽ tác động thế nào đến nguồn thu ngân sách Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh chi tiêu từ ngân sách cho lương bổng, các chương trình phúc lợi xã hội, hay xây dựng cơ bản… đang tăng mạnh theo nhu cầu phát triển của đất nước. Ở góc nhìn của tờ báo Ngành, Báo Hải quan đã phân tích, nêu lên tác động của từng FTA trong tổng số 9 FTA mà Việt Nam đã ký kết và đang cam kết thực hiện lên nguồn thu đối với hàng hóa XNK. Sự tác động là rõ ràng khi chúng ta phải cắt giảm, thậm chí nhiều dòng hàng áp dụng ngay mức thuế suất thuế NK 0%.

Nhưng thực tế cuộc sống “không ai mất tất cả và không ai được tất cả”. Và Việt Nam khi tham gia các FTA cũng vậy. Nói như nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển (Báo Tiền Phong ngày 24-4-2015) “Các FTA có 2 hình thức: Chọn cho (cam kết mở cửa những lĩnh vực nào được ghi cụ thể trong Hiệp định); và chọn bỏ (lĩnh vực nào không mở cửa được ghi cụ thể vào Hiệp định)”. Và đối với Việt Nam, cái được lớn khi tham gia các FTA là thúc đẩy sự hội nhập của đất nước, phát triển của sản xuất trong nước (nhờ mở rộng thị trường XK), là nhu cầu lựa chọn, mua sắm các sản phẩm chất lượng cao của người dân được tăng lên. Bên cạnh đó chúng ta có thể giảm đi nguồn thu trực tiếp (do thuế suất thuế XNK giảm) nhưng sự tăng trưởng mạnh của sản xuất, tiêu dùng trong nước của kim ngạch XNK sẽ gián tiếp đẩy mạnh nguồn thu (từ cơ quan Thuế nội địa). Ở một khía cạnh nào đó, chúng tôi “mạo muội” nhìn nhận những bài viết như vậy trên Báo Hải quan góp phần ổn định dư luận, tâm lý người dân trong xu thế vận động, phát triển toàn cầu hóa - một xu thế tất yếu hiện nay!

Cũng liên quan đến việc thực hiện các FTA, để góp phần giúp DN có được thông tin đầy đủ hội nhập quốc tế một cách hiệu quả, Báo Hải quan đã thực hiện loạt bài “Hiệp định thương mại: Nắm vững thông tin để hội nhập” với nhiều bài viết phân tích rõ về cơ hội, thách thức và những tác động của từng FTA đến các nhóm, ngành hàng XK của nước ta. Với mục tiêu hướng tới lợi ích của độc giả, đặt mình vào vị trí của người đọc - cụ thể ở đây là đối tượng DN, Báo Hải quan mong muốn hệ thống, cập nhật, phân tích thông tin về các FTA mà Việt Nam đã ký kết và lộ trình các FTA đang đàm phán, sắp ký kết để giúp DN chủ động trong sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiến trình hội nhập của đất nước.

Với lĩnh vực Hải quan, có lẽ hơi thở hội nhập được cập nhật đều đặn hơn trong từng trang viết, từng số Báo Hải quan. Thông tin hội nhập chính là những chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản lý hải quan được cập nhật kịp thời để người dân, DN nắm bắt, hưởng ứng, tham gia một cách hiệu quả. Có lẽ qua rất nhiều tin, bài trên Báo Hải quan, độc giả mới biết và tự hào về Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS đang được Hải quan Việt Nam áp dụng (từ 1-4-2014) là một trong những Hệ thống thông quan tiên tiến nhất thế giới dựa trên nền tảng cốt lõi của Hệ thống thông quan tự động NACCS/CIS của Hải quan Nhật Bản. Rồi những thông tin về Cơ chế một cửa quốc gia, những phương thức quản lý hải quan hiện đại như Quản lý rủi ro, Kiểm tra sau thông quan, Chương trình DN ưu tiên, Đối tác Hải quan - Doanh nghiệp… đều là những bước đi đột phá theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế được Hải quan Việt Nam áp dụng từ kinh nghiệm của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), của các nền hải quan tiên tiến. Tất cả vì mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho cộng đồng DN và sớm đưa Hải quan Việt Nam “sánh vai” cũng Hải quan các nước phát triển như chỉ đạo và cũng là mong muốn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc ngày 9-7-2014.

Tags:

相关文章