您的当前位置:首页 > World Cup > 【trận đấu las palmas】Hiệu ứng từ mô hình giáo dục kỹ năng sống 正文

【trận đấu las palmas】Hiệu ứng từ mô hình giáo dục kỹ năng sống

时间:2025-01-12 13:37:21 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Hiện, đề tài thử nghiệm “Xây dựng mô hình giáo dục phá trận đấu las palmas

Hiện,ệuứngtừmhnhgiodụckỹnăngsốtrận đấu las palmas đề tài thử nghiệm “Xây dựng mô hình giáo dục phát triển kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông (THPT) tỉnh Hậu Giang (giai đoạn 2014 - 2016)”, do TS.GVC Hà Bích Liên, Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục làm chủ nhiệm đang mang lại hiệu quả bước đầu, góp phần xây dựng nền giáo dục toàn diện, hiện đại.

Rèn luyện tài, đức vẹn toàn cho học sinh

Theo TS Đoàn Nam Hương, giảng viên Trường Đại học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện chủ nhiệm đề tài, phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì thế, môi trường giáo dục rất cần có những phương án phát triển thiết thực, phục vụ trong công tác dạy và học. Nhất là hiện nay, vấn đề phát triển kỹ năng sống cho đối tượng học sinh THPT chưa được áp dụng rộng rãi, chủ yếu là sự lồng ghép vào trong công tác giảng dạy, hay những tiết học ngoài giờ nên chưa tạo được hiệu ứng mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc thực hiện đề tài thử nghiệm “Xây dựng mô hình giáo dục phát triển kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang (giai đoạn 2014-2016)” đã mang lại hiệu quả tích cực. Đây được xem là làn gió mới trong công tác vừa dạy, vừa hoạt động của thầy và trò.

Tập thể lớp 11C, Trường THPT Lê Quý Đôn, thị xã Ngã Bảy tham gia lao động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Cùng với quan điểm, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Vị Thủy (huyện Vị Thủy) Nguyễn Quang Sơn cho biết: “Hiện nay, việc xây dựng nền giáo dục toàn diện, đặc biệt khi học sinh có những biểu hiện lệch lạc về nhận thức, xuống cấp về hành vi lối sống, bạo lực học đường, thì xây dựng mô hình giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết. Bởi chương trình giáo dục này không chỉ hỗ trợ giáo viên trong công tác giảng dạy, mà còn giúp các em có cái nhìn đúng đắn hơn về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất. Mặt khác, sau khi các em ở trường tham gia thử nghiệm mô hình giáo dục kỹ năng sống đều trở nên nhạy bén, năng động, phát triển tư duy sáng tạo, chất lượng học tập nâng cao; đồng thời tạo mục tiêu phấn đấu, đoàn kết, sẵn sàng giúp nhau vượt qua khó khăn, tránh xa các tệ nạn xã hội, rèn luyện trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội”.

Em Trương Hoàng Minh Châu, học sinh lớp 11C, Trường THPT Lê Quý Đôn, thị xã Ngã Bảy, tâm sự: “Em nghĩ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà được trải nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng sống là điều quan trọng. Bởi thông qua những hoạt động thiết thực, em thấy tình bạn chúng em ngày càng thân thiết, cùng giúp nhau tiến bộ trong học tập. Nhất là biết cống hiến sức nhỏ của mình để giúp đỡ những mảnh đời thiếu may mắn hơn em. Từ đó, em cảm thấy mình là người có ích hơn trong cuộc sống”.

Cần nhân rộng đến các trường ở nông thôn

Trước đây, em Nguyễn Ngọc Tú, học sinh lớp 11C, Trường THPT Lê Quý Đôn, thị xã Ngã Bảy, là một cô bé khá nhút nhát. Thế nhưng, sau khi tham gia công tác hoạt động hướng đến lợi ích cộng đồng như: thăm viếng Mẹ Việt Nam anh hùng, thăm các cụ già neo đơn… cũng như tham gia các hoạt động bổ ích của trường tổ chức thì em dần trở nên mạnh dạn, tự tin, năng động. Quan trọng là chất lượng học ngày một nâng cao và luôn là học sinh ưu tú của lớp. “Sau khi tham gia các lớp kỹ năng sống, em cảm thấy mình từng ngày trưởng thành và kiềm chế tốt cảm xúc, nhất là biết yêu thương mọi người, yêu thương quê hương đất nước mình hơn”, Ngọc Tú chia sẻ.

Cô Lý Thị Hường, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, thị xã Ngã Bảy, bộc bạch: “Những năm gần đây, mặc dù công tác lồng ghép giáo dục, nâng cao kỹ năng sống chỉ mới thực hiện bước đầu nhưng các em tham gia rất tích cực và mang lại hiệu quả cao. Vì thế tới đây, nhà trường vẫn tiếp tục duy trì mô hình này bằng cách lập kế hoạch cụ thể, tăng cường khơi gợi tính tư duy sáng tạo, phát triển năng lực học tập cho các em qua các buổi tuyên truyền pháp luật, tổ chức trò chơi dân gian, cũng như các buổi giao lưu ngoại khóa thực tế như: thăm người già neo đơn, xây dựng thi tiểu phẩm phản ánh về tình trạng bạo lực học đường, nghiện game, phòng chống tệ nạn xã hội… Qua đó, góp phần giúp cho các em cảm thấy phấn khởi và không còn đặt nặng tâm lý bài vở, tiếp thu nhanh kiến thức, nâng cao chất lượng dạy và học của thầy lẫn trò.

Đại diện chủ nhiệm đề tài, TS Đoàn Nam Hương, giảng viên Trường Đại học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định: “Để đề tài tạo hiệu ứng mạnh mẽ và lan rộng, tới đây, rất cần Sở Khoa học và Công nghệ Hậu Giang hỗ trợ và tạo điều kiện tuyên truyền, phổ biến để mô hình giáo dục kỹ năng sống được áp dụng rộng rãi đến các trường THPT ở nông thôn, nơi còn hạn chế về cơ sở vật chất và thông tin nhằm mục đích giáo dục, rèn luyện đức lẫn tài để các em được phát triển toàn diện trong môi trường giáo dục nâng cao, hiện đại”.

Trong khuôn khổ thực hiện đề tài, chủ nhiệm đã nghiên cứu thí điểm và khảo sát, đánh giá lại mức độ nhận thức và kỹ năng sống của học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (thị xã Ngã Bảy) và Trường THPT Vị Thủy (huyện Vị Thủy). Đồng thời, đề ra mô hình giáo dục kỹ năng sống, từ lý thuyết đến thực hành phù hợp với năng lực, tâm lý của học sinh THPT như: xây dựng kỹ năng giao tiếp, mối quan hệ; kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề thực tiễn.

 

Bài, ảnh: CHÍ CÔNG