发布时间:2025-01-10 16:00:27 来源:88Point 作者:Cúp C1
“Quá trình làm luật là quá trình thuyết phục lẫn nhau. Có những kiến nghị,ổngkếtkiếnđnggpDựthảosửađổiHiếnphpnălich thi dau bd chúng ta rất hài lòng, tâm đắc, nhưng lập luận về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn chưa đủ chặt chẽ để thuyết phục Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nói về những kiến nghị về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong buổi họp báo được tổ chức sáng 17/5, tại Hà Nội.
Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cho biết, nhiều ý kiến rất hay, rất đáng được thảo luận, nhưng khi đưa ra trước các chuyên gia đầu ngành về Hiến pháp, “họ vặn vẹo một số ý và mình cảm thấy còn đuối, tính thuyết phục chưa cao”. “Chính vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục lập luận thêm những vấn đề mà chúng tôi đã nêu để thuyết phục Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp thu càng nhiều càng tốt” và “Nguyên tắc đầu tiên là đưa ra những vấn đề bức xúc, nhưng đã rõ và đạt được sự đồng thuận cao. Một kiến nghị mà đạt được cả 3 yêu cầu đó thì được xem xét rất công phu”, ông Hoàng Thế Liên nhấn mạnh.
Ông Hoàng Thế Liên cho rằng, trong quá trình làm việc, nếu không có tranh luận, không có thảo luận thì không ổn. Nhưng việc tranh luận, thảo luận ấy phải trên tinh thần xây dựng, lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. “Vấn đề ở chỗ, chúng ta phải tạo những diễn đàn khác nhau để tranh luận về những ý kiến khác nhau, đi đến tìm ra giải pháp mọi người có thể chấp nhận được. Dân chủ ở chỗ đó, không phải có ý kiến nào áp đặt. Trong quá trình làm, tôi chưa bao giờ thấy có sự áp đặt”… “Các cụ ta có câu nói rất hay, “nói phải củ cải cũng nghe”, ông Liên mượn câu nói của cổ nhân để gút lại vấn đề.
Trước đó, trình bày về kết quả tổng kết việc lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chánh văn phòng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho hay: Số lượng ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là rất lớn. Bên cạnh số lượng khá lớn ý kiến tán thành, nhất trí với các nội dung điều, khoản cụ thể, cũng có một lượng lớn các ý kiến góp ý đề nghị sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Về Chính phủ, nhiều ý kiến kiến nghị xác định rõ vị trí, địa vị pháp lý của Chính phủ với tư cách là cơ quan thực hiện quyền hành pháp trong tổ chức quyền lực Nhà nước; tăng cường trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng; cụ thể hóa mối quan hệ phân công, phối hợp, kiểm soát thực hiện quyền lực Nhà nước giữa Chính phủ với Quốc hội, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các thiết chế hiến định độc lập.
Về chính quyền địa phương, các ý kiến đề nghị đổi mới toàn diện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân cấp, bảo đảm tổ chức của từng cấp chính quyền phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và có tính đến đặc thù đô thị, nông thôn…
Các ý kiến cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về Quốc hội, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Hiến pháp có liên quan tới Chính phủ nhằm cụ thể hóa nhất quán nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và nguyên tắc phân cấp, kiểm tra giữa Trung ương và địa phương, tạo sự đồng bộ, thống nhất, tương thích giữa các quy định liên quan về tổ chức bộ máy nhà nước.
Về lời nói đầu, các ý kiến kiến nghị cần thể hiện súc tích, bảo đảm thể hiện vai trò của Hiến pháp trong lịch sử dân tộc, nhà nước pháp quyền và là đạo luật cơ bản của nhà nước và xã hội, do nhân dân đồng lòng xây dựng, thông qua và thi hành; Hiến pháp thể hiện quyền lực của nhân dân và việc thực hiện quyền lực của nhân dân.
Về chế độ chính trị, phần lớn các ý kiến thể hiện quan điểm tán thành với việc ghi nhận về vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng; tập trung vào quy định về nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, cụ thể hóa nguyên tắc này trong Dự thảo; cần ghi nhận và bảo đảm thực thi quyền lập Hiến của nhân dân, hoàn thiện các hình thức dân chủ trực tiếp.
Nhiều ý kiến kiến nghị ghi nhận nguyên tắc các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được bảo đảm thực hiện bằng Hiến pháp, luật và cũng chỉ có thể bị hạn chế bằng luật…
Về chương III, đa số ý kiến tập trung kiến nghị hoàn thiện quy định về các trường hợp thu hồi đất và bồi thường theo hướng người sử dụng đất hợp pháp và đúng mục đích được đền bù theo giá thị trường. Việc thu hồi đất chỉ được thực hiện trong các trường hợp thật cần thiết, vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng, không quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì lý do “các dự án phát triển kinh tế - xã hội”.
Tổng kết của Bộ Tư pháp cho thấy, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức được 28.014 hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 18 triệu lượt ý kiến góp ý của các tập thể, cá nhân.
Bộ Tư pháp hoàn thành đợt tổng kết này trong bối cảnh Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII chuẩn bị khai mạc vào đầu tuần tới. Dự kiến, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ được trình Quốc hội lần đầu tiên trong Kỳ họp này.
Theo QĐNDO
相关文章
随便看看