Nghề làm bún ở Phú Đô có từ lâu,ậnNamTừLiêmsẽxóasổcáclàngnghềtruyềnthốbong da online nhưng phát triển mạnh nhất chỉ độ hơn 10 năm nay. Người người làm bún, nhà nhà làm bún, thêm vào đó, việc chăn nuôi gia súc (chủ yếu nuôi lợn) cũng không ngừng gia tăng khiến môi trường ở đây đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Người dân tại một số làng nghề ở Nam Từ Liêm điêu đứng vì những thông tin thất thiệt
Theo quan sát của phóng viên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm như hiện nay do quá trình đô thị hóa nhanh, các công trình xây dựng mới mọc lên san sát, nhiều công trình xây lấn hồ, ao, nước mưa, nước thải từ cống rãnh đổ ra không có chỗ chứa khiến cho hầu hết ngõ ngách trong làng luôn ẩm ướt, nặng mùi.
Trong khi đó, bún Phú Đô hằng ngày vẫn tỏa đi khắp Hà Nội, điều này khiến nhiều người lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm của bún.
Trong buổi giao ban báo chí hàng tuần do thành ủy Hà Nội tổ chức ngày 6/1, ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm đã tỏ ra khá trăn trở về việc này.
Ông Sơn cho biết, hiện tại quận Nam Từ Liêm có 4 làng nghề. Một là nghề làm cốm ở Mễ Trì; hai là nghề làm bún ở Phú Đô; ba là nghề làm rèm ở Xuân Phương; thứ tư là sản xuất nhựa, tái chế ở Trung Văn.
“Thời gian qua báo chí có nhiều thông tin phản ánh về vấn đề an toàn thực phẩm bún ở Phú Đô và cốm ở Mễ Trì. Khi nhận được thông tin, các cơ quan chức năng quận đã tổ chức kiểm tra, xét nghiệm và xác định bún Phú Đô và cốm Mễ Trì không có vấn đề gì. Cũng có thể có trường hợp nào đó nhưng về tổng thể, khi cơ quan chức năng đi xem xét ở nhiều hộ gia đình thì thấy đều ở ngưỡng cho phép”, ông Sơn chỉ rõ.
Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm
Về giải pháp trước mắt để đảm bảo vệ sinh môi trường ở hai làng nghề này, quận Nam Từ Liêm đã chỉ đạo địa phương tập trung nạo vét các cống nước thải để không bị úng ngập, gây mùi.
Còn về lâu dài, ông Sơn cho hay, năm 2015 quận Nam Từ Liêm sẽ tăng kinh phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường, tiếp đó là rà soát các hộ gia đình đang sản xuất trong làng nghề để đào tạo nghề miễn phí cho người dân giúp họ chuyển đổi nghề.
“Chúng tôi sẽ ưu tiên sắp xếp, bố trí cho các hộ gia đình này vào trong các chợ dân sinh để họ chuyển đổi nghề sang lĩnh vực thương mại dịch vụ. Ngoài ra sẽ thống kê các thành viên các hộ gia đình này, nếu có điều kiện, năng lực, học hành đầy đủ thì chúng tôi sẽ đề nghị với những doanh nghiệp trên địa bàn bố trí tạo việc làm cho họ”, ông Sơn nói.
Bên cạnh đó, theo vị phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm, năm 2015, quận sẽ tăng cường kiểm tra, xử lí các vi phạm trong việc gây ô nhiễm môi trường và đình chỉ các cơ sở sản xuất không đạt chỉ tiêu trong việc đảm bảo môi trường.
Ông Sơn nhấn mạnh: “Chúng tôi kết hợp đồng bộ các giải pháp đó và hi vọng trong năm 2015, số hộ đang sản xuất ở các làng nghề truyền thống có từ lâu đời này sẽ giảm dần để giảm thiểu ô nhiễm môi trường”.
Giải thích lí do muốn “xóa sổ” các làng nghề ở Nam Từ Liêm, ông Sơn cho biết: “Xử lí môi trường trong các làng nghề là rất khó vì các cơ sở đều nằm xen kẽ trong khu dân cư, không hình thành nên khu tập trung. Quận Nam Từ Liêm là đô thị nên không thể tồn tại các làng nghề ở giữa lòng đô thị được nữa”.
Viết Cường