【trực tiếp 3s.vn】Cần có chính sách tài chính hỗ trợ DN nhỏ và vừa

作者:Cúp C1 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 04:40:26 评论数:

can co chinh sach tai chinh ho tro dn nho va vua

Quang cảnh Hội thảo (Ảnh: T.TH)

Trong bối cảnh đó,ầncóchínhsáchtàichínhhỗtrợDNnhỏvàvừtrực tiếp 3s.vn Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách giúp các DN nhỏ và vừa (DNNVV) vượt khó. Tuy nhiên, lạm phát cao và những khủng hoảng, trì trệ trong kinh tế thế giới đã, đang và sẽ còn làm nhiều DN lao đao. Viện Chiến lược và Chính sách, Bộ Tài chính đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm hỗ trợ DNNVV tổ chức Hội thảo “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV” để tìm giải pháp hỗ trợ cho đối tượng DN này trong thời gian tới.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 9-2011, cả nước có 606.900 DN đăng ký hoạt động theo Luật DN. Chỉ tính riêng trong tháng 8-2011, cả nước thêm 52.500 DN được thành lập với số vốn đăng ký ước đạt 318.540 tỷ đồng. Cũng theo một điều tra mới đây của Tổng cục Thống kê, tổng số DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ tới 97,43% DN.

DNNVV có nhiều đóng góp đáng kể trong nền kinh tế. Lợi nhuận trước thuế của khu vực DNNVV năm 2009 ước đạt 78.385,8 tỷ đồng. Khu vực DNNVV tư nhân đang đóng góp ngày một quan trọng vào ngân sách quốc gia. Con số tuyệt đối, số tiền thuế và phí mà các DNNVV tư nhân đã nộp cho NSNN tăng 18,4 lần sau 10 năm, đóng góp lớn cho chi tiêu của Chính phủ vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác.

Không những thế, khối DNNVV còn tạo một số lượng lớn việc làm cho người lao động. Tính từ năm 2000 đến năm 2010, khoảng 5,6 triệu việc làm mới được tạo ra bởi các DN tư nhân, 1,5 triệu việc làm được tạo ra bởi DN có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi khu vực DNNN cắt giảm khoảng 300.000 lao động.

DNNVV chưa “theo kịp” các chính sách tài chính

Hầu hết các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia kinh tế tham dự buổi hội thảo đều nhất trí với quan điểm, mặc dù đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế, nhưng các DNNVV, đặc biệt là các DNNVV tư nhân tiếp cận hạn chế tới các chính sách, chương trình ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ.

Mặc dù Chính phủ có một số chính sách, chương trình ưu đãi, hỗ trợ phát triển DN, nhưng các DNNVV còn chưa tiếp cận hiệu quả. Việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Các DNNVV còn nằm ngoài chuỗi cung ứng và chưa trở thành một thành tố quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản liên quan hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Mặc dù vậy, theo đánh giá của Bộ Tài chính đến nay mới chỉ có 11/63 địa phương ban hành Quyết định này và kết quả còn rất hạn chế do việc thành lập và hoạt động của các Quỹ gặp một số khó khăn nhất định.

Ngoài ra, theo Báo cáo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tính đến ngày 14-12-2010 Quỹ đã phát hành 1.902 thông báo chấp thuận bảo lãnh với tổng số tiền chấp thuận là trên 15.023 tỷ đồng. Với con số trên 350.000 DNNVV đang hoạt động thì tỷ lệ dự án được bảo lãnh như trên là khá nhỏ.

Ngoài ra, theo TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DNNVV, các chính sách tài chính hỗ trợ DNNVV cũng còn nhiều bất cập. Như chính sách tài chính vi mô mặc dù có khá nhiều ưu điểm, nhưng tính đến thời điểm 30-9-2011, tổng quy mô tài sản của 5 tổ chức đang hoạt động tài chính vi mô cũng khá khiêm nhường, khoảng 1.494 tỷ đồng.

TS. Phạm Thị Thu Hằng cho biết, các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế được các DN cho rằng chưa có tác dụng như mong đợi, do hầu hết các DNNVV đều ở tình trạng lỗ, thực tế là không có lãi để nhận sự miễn giảm hay giãn nộp.

Đồng tình với quan điểm trên, Th.s Nguyễn Văn Vịnh, Viện Chiến lược và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trong khi các DNNVV hạn chế tiếp cận các chính sách, chương trình ưu đãi của Chính phủ, thì còn phải đối mặt với thách thức để trở thành DN quy mô lớn, khi trình độ công nghệ và sáng tạo còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực vẫn là một rào cản lớn.

Không nên đòi hỏi quá mức chính sách thuế cho DNNVV

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Hữu Sự, Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội. Là đại diện cho Hiệp hội DNNVV Hà Nội, nhưng ông Sự khá công minh khi phát biểu về những chính sách tài chính cho DNNVV.

Ông Sự cho rằng, phải có giải pháp thúc đẩy nền kinh tế, vì phục hồi, phát triển và minh bạch hóa nền kinh tế, có nghĩa chúng ta đã hỗ trợ cho các DN. Chúng ta hỗ trợ, cắt giảm thuế đến mức nào đó thôi, vì thu thuế là thu cho NSNN. Một nền kinh tế phát triển thì thu nhập của các DN phát triển, đồng thời NSNN cũng tăng lên.

Theo ông Sự, không nên đòi hỏi quá mức các chính sách thuế cho DNVVN. Ngoài ra, vai trò tư vấn tài chính hiện nay còn mong manh, trong khi tư vấn tài chính, quản trị tài chính có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự thành bại của DN.

TS. Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trưởng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bày tỏ đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng, thuế là công cụ của chính sách tài khóa, nếu miễn toàn bộ thuế cho DN sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu. TS Sơn đề nghị, việc miễn, giảm, giãn thuế phải thực hiện một cách thận trọng để không ảnh hưởng đến nguồn thu, ảnh hưởng đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô.

TS. Vũ Đình Ánh, Viện Kinh tế Tài chính lại cho rằng, quan điểm mấu chốt là không nên đặt vấn đề ưu đãi cho các DN, mà họ cần môi trưởng bình đẳng, bình đẳng với nhau và bình đẳng với khối DNNN. TS Ánh cũng đề nghị cần đặc biệt lưu ý gỡ khó cho đối tượng DNNVV vì đây là khu vực giải quyết tốt nhất hàng chục triệu lao động Việt Nam. Thay vì bỏ tiền hỗ trợ cho hơn nửa triệu DNNVV thì chúng ta bỏ tiền ra đào tạo, nâng cao năng lực cho hơn nửa triệu giám đốc quản lý các DN này sẽ hiệu quả hơn, TS. Ánh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo Vụ phó Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính Nguyễn Văn Phụng, năm 2012 DN tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn nên vẫn cần hỗ trợ thông qua các giải pháp thuế thu nhập cá nhân vì chính sách này không ảnh hưởng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Đồng thời, để thực hiện đồng bộ với nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ, tín dụng cần có chính sách thuế để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các DN vượt qua khó khăn, sớm ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hiện nay, giải pháp về thuế thu nhập DN là thích hợp hơn cả.

Vì vậy, dự kiến Bộ Tài chính sẽ đề xuất tiếp tục thực hiện gia hạn nộp thuế thu nhập DN thêm 3 tháng đối với số thuế thu nhập DN phải nộp của quý I và quý II năm 2011 (số thuế này đã được gia hạn 1 năm theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

Minh Anh

最近更新