(BDO) Gần đây,ăngbệnhđaumắtđỏngườidâncầnđềphògiải bóng đá nữ úc số bệnh nhân bị bệnh đau mắt đỏ tại Bình Dương đang có xu hướng tăng. Hầu hết các ca bệnh là học sinh tại các trường mầm non, cấp 1, cấp 2. Bệnh lành tính, ít để lại di chứng nhưng do đặc tính của bệnh đau mắt đỏ là dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng nên khi xuất hiện dấu hiệu đau mắt đỏ, học sinh nên tạm nghỉ ở nhà những ngày đầu, nhằm hạn chế tiếp xúc, tránh lây lan thành dịch lớn.
Ca bệnh đang tăng
Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh Bình Dương ghi nhận 2.267 ca bệnh đau mắt đỏ (bệnh viêm kết mạc), tăng 58% so với cùng kỳ, riêng tháng 8 ghi nhận 405 ca. Thống kê chưa đầy đủ, các địa phương ghi nhận nhiều ca đa mắt đỏ trong tháng 8 là TP.Thuận An 240 ca, TX.Bến Cát 104 ca, Phú Giáo 59 ca. Hầu hết các ca bệnh là học sinh tại các trường mầm non, cấp 1, cấp 2.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám, chữa các bệnh về mắt cho trẻ em
Trong khi đó, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh số bệnh nhân đến khám mắt gia tăng, đặc biệt là bệnh đau mắt đỏ. Bác sĩ Huỳnh Trần Dương Giang, Trưởng Khoa mắt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Trong những ngày gần đây, bệnh nhân bị bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng và tăng khoảng 30% lượng bệnh đến khám, điều trị. Các bệnh nhân chủ yếu là trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, học sinh cấp 1, cấp 2. Không chỉ trẻ em, học sinh, người lớn cũng bị đau mắt đỏ đến bệnh viện khám gia tăng trong những ngày gần đây. Đáng chú ý một số bệnh nhân bị viêm kết - giác mạc (một dạng lâm sàng nặng của bệnh đau mắt đỏ). Biến chứng của bệnh viêm kết mạc rất nguy hiểm như viêm giác mạc, loét giác mạc, sẹo giác mạc, bội nhiễm, suy giảm thị lực,…
Bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh cho biết: “Hiện nay bệnh đau mắt đỏ đã và đang lan rộng đến các trường học, công sở, cơ quan, xí nghiệp... Bệnh lây lan rất nhanh, nguy cơ bùng phát dịch cao, nhất là trong trường học bởi trẻ giao lưu, tiếp xúc với nhiều bạn nhưng không cách ly, điều trị kịp thời những trẻ bị bệnh”.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám, chữa các bệnh về mắt
5 triệu chứng bệnh đau mắt đỏ gồm: 1. Người bệnh có cảm giác mắt bị cộm, bị rát như có bụi ở trong mắt do kết mạc bị viêm và phù. 2. Chảy nước mắt và có nhiều rỉ, có khi sáng ngủ dậy làm mi mắt dính chặt 3. Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai. 4. Bệnh nhân có thể ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em), 5. Mắt bị chói nhất là khi nhìn ánh sáng nhưng thị lực hầu như không ảnh hưởng. |
Học sinh bị đau mắt đỏ nên nghỉ học
Cũng theo bác sĩ Chín do đặc tính của bệnh đau mắt đỏ là dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng nên khi xuất hiện dấu hiệu đau mắt đỏ, học sinh nên tạm nghỉ ở nhà những ngày đầu, nhằm hạn chế tiếp xúc, tránh lây lan thành dịch lớn.
Xác định tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn, bác sĩ Chín nhấn mạnh bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi thời gian trong năm và thường xảy ra sau khi bơi ở các bể bơi mà điều kiện vệ sinh nguồn nước trong bể không dám bảo yêu cầu.
Về cơ bản bệnh lành tính, ít để lại di chứng, chỉ khoảng 20% bệnh nhân biến chứng viêm giác mạc, có thể để lại sẹo giác mạc, gây giảm thị lực. Ngay cả khi đã khỏi, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong vòng 1 tuần tiếp theo nếu có sự tiếp xúc trực tiếp chất tiết của mắt người bệnh với mắt người lành. Đường lây bệnh chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp và đường hô hấp, nước bọt chứa mầm bệnh của người bệnh.
Cụ thể người bệnh dụi mắt rồi dùng tay cầm các vật dụng chung trong gia đình, như ly/cốc, khăn mặt, chậu rửa, chăn gối, ống thuốc nhỏ mắt, bàn ghế, bát đũa, điện thoại, bắt tay nhau... Đường lây hô hấp và nước bọt như hôn, nói chuyện quá gần, ho, hắt hơi, không che miệng hoặc không mang khẩu trang. Bệnh không lây qua việc nhìn vào mắt bệnh nhân, đeo kính giúp người bệnh bớt chói mắt, bụi và khó chịu. Người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.
Bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh: 8 biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ 1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch 2. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng 3. Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang… 4. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường 5. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh 6. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ 7. Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác 8. Tăng cường tập thể dục, dinh dưỡng và các vitamin C có trong hoa quả để tăng khả năng miễn dịch. |
Hoàng Linh