(HG) - Đến thời điểm này,ậngầnhalaĐngxunbịsinhvậtgyhạitấsoi kèo leipzig vs nông dân của tỉnh đã xuống giống được hơn 75.500ha lúa Đông xuân 2022-2023, trong đó lúa ở giai đoạn mạ có khoảng 19.300ha, đẻ nhánh có 46.700ha, làm đòng có 9.400ha và trổ chín có 15ha ở huyện Long Mỹ. Theo ghi nhận từ bà con đang canh tác vụ lúa Đông xuân trên địa bàn tỉnh thì tình hình dịch hại xuất hiện và tấn công các trà lúa có xu hướng gia tăng và dự báo còn tiếp diễn do thời tiết se lạnh, sáng sớm có sương mù, ngày nắng yếu và có mưa nhỏ rải rác ở một vài nơi. Trong đó, một số đối tượng sinh vật hại phổ biến là bệnh đạo ôn lá, bọ trĩ, sâu cuốn lá, rầy nâu, chuột, ốc bươu vàng… Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ sinh vật hại trên lúa được kịp thời, hiệu quả. Qua ghi nhận của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện toàn tỉnh có gần 2.400ha lúa Đông xuân bị sinh vật hại tấn công, tăng gần 500ha so với thời điểm cách nay khoảng 10 ngày; trong đó bệnh đạo ôn lá có diện tích nhiễm nhiều nhất với hơn 806ha, tỷ lệ ảnh hưởng từ 5-10% trên các trà lúa đẻ nhánh đến làm đòng. Hiện các loại sinh vật hại xuất hiện và phân bổ ở các địa phương có lúa Đông xuân trên địa bàn tỉnh. Trước tình hình trên, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh đề nghị các trạm TT&BVTV địa phương phối hợp cùng nông dân thường xuyên thăm đồng điều tra và phát hiện sớm sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, cũng như phòng trừ kịp thời. Bên cạnh đó, khuyến cáo nông dân nên phun trừ rầy nâu khi ở tuổi 2, 3 và bệnh đạo ôn lá khi bệnh chớm xuất hiện. Đối với lúa giai đoạn mạ không để ruộng bị khô, thiếu nước vì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ tấn công và gây hại nặng thêm… Tin, ảnh: HỮU PHƯỚC |