Những hợp đồng này gồm Hợp đồng Tổng thầu EPC,âydựngNhàmáynhiệtđiệnđốtbằngvỏtrấutạiHậsoi kèo japan Hợp đồng liên doanh hợp tác giữa Công ty C.H.E (Malaysia) và Công ty cổ phần Nhà máy Điện Hậu Giang, Hợp đồng Tư vấn Giám sát Dự án giữa Công ty cổ phần Nhà máy Điện Hậu Giang với Công ty Tư vấn xây dựng Điện 2.
Nhà máy Nhiệt điện đốt bằng vỏ trấu Hậu Giang, dự kiến khởi công vào cuối tháng 12 năm nay có tổng công suất 10 MW, được xây dựng trên tổng diện tích 9 ha, tại thị trấn Long Mỹ, (Long Mỹ, Hậu Giang) với tổng vốn đầu tư 32 triệu USD do Ngân hàng Exim-bank Malaysia và Ngân hàng Phát triển Việt Nam hỗ trợ. Đây là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 10 năm tái lập tỉnh Hậu Giang (1/1/2004 - 1/1/2014). Thời gian thi công nhà máy khoảng 2 năm.
Kỹ thuật, thiết bị dự án được cung cấp bởi 2 đơn vị chính là Torftech LTD (Vương quốc Anh) và ERK EckRohrkessel GmbH (CHLB Đức) thông qua nhà thầu chính là Công ty C.H.E cùa Malaysia, đơn vị ký tổng thầu với Công ty. Công ty cũng ký hợp đồng vận hành, bảo dưỡng với Công ty CHE Group Sdn Bhd của Malaysia.
Theo ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương, Nhà máy Nhiệt điện đốt bằng vỏ trấu Hậu Giang là dự án đầu tiên nằm trong kế hoạch xây dựng 20 nhà máy nhiệt điện đốt bằng vỏ trấu trên cả nước. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư xây dựng tại 5 tỉnh gồm: An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ với tổng công suất 200 MW.
Ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nhấn mạnh, Nhà máy Nhiệt điện đốt bằng vỏ trấu Hậu Giang sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng không chỉ cung cấp nguồn năng lượng sạch cho khu vực, mà còn góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bởi lượng trấu dư thừa từ lúa gạo ở khu vực này khá lớn, đang đe dọa môi trường, cuộc sống người dân, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương./.
Huỳnh Sử