【kqbd dortmund】Doanh nghiệp nông nghiệp vẫn “bó chân” vì tín dụng

La liga 2025-01-11 00:35:50 47

doanh nghiep nong nghiep van bo chan vi tin dung

Các ngân hàng đã và đang hướng đến tín dụng cho các DN nông nghiệp nhiều hơn. Ảnh: Trần Việt.

Vất vả vì vốn

Theệpnôngnghiệpvẫnbóchânvìtíndụkqbd dortmundo thống kê của NHNN, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn toàn quốc (chưa bao gồm dư nợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam) đến 30-9-2016 đạt trên 925.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cuối năm 2015 và tăng 13,43% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 18% dư nợ cho vay nền kinh tế. Tuy nhiên, công tác triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc, không ít DN than thở khi không thể tiếp cận nguồn tín dụng theo đúng nhu cầu.

Ông Lê Quang Thành, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Thái Dương cho hay, một trong những nguyên nhân khiến ngành chăn nuôi Việt Nam khó cạnh tranh với các nước trong khu vực và khó XK sang Trung Quốc là chi phí cao đẩy giá thành lên, trong đó, chi phí tài chính rất cao. Để có 100 đồng lợi nhuận thì DN chăn nuôi phải bỏ ra 220 đồng vốn, nếu lãi suất ngân hàng khoảng 10%/năm thì cơ cấu tài chính chiếm tới 50% giá thành sản phẩm.

Bên cạnh đó, ông Thành cho biết, ngành chăn nuôi Việt Nam có công nghệ chưa cao nên năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, khiến ngân hàng e ngại trong việc cho DN vay vốn. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng này, tiến tới hiện đại hóa cơ sở chăn nuôi và sản xuất, DN lại cần nguồn vốn dài hạn. Thực tế DN nào có uy tín mới được ngân hàng cho vay đến 7 năm, còn lại các ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn từ 6 tháng đến 3 năm. Trong khi tại các quốc gia phát triển ngành chăn nuôi như Mỹ, Đan Mạch, DN được vay ngân hàng lên tới 30 năm, trả dần bằng tiền khấu hao trong sản xuất.

Cùng với 2 vấn đề trên, vị giám đốc này còn tỏ ra khá bức xúc với cơ chế cho vay của các ngân hàng có nhiều thủ tục phức tạp, đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo, thậm chí, DN còn phải tốn “hàng núi” giấy tờ để tài sản đó đủ điều kiện giao dịch đảm bảo. Hơn nữa, thực trạng chung là nhiều DN chăn nuôi không có tài sản đảm bảo, nhưng không ít ngân hàng lại không nhận những con vật nuôi trong chuồng trại làm tài sản đảm bảo, có ngân hàng nhận nhưng chỉ lấy 20% giá trị những con vật ấy. Vì thế, ông Thành tính toán, để vay được 100 đồng vốn lưu động thì DN phải cần đến 500 đồng tiền vốn tài sản khác để thế chấp ngân hàng.

Nhiều DN ngành nông nghiệp khác cũng có chung nỗi bức xúc trên.

Theo TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, việc tiếp cận tín dụng hiện vẫn còn khó khăn nên gây cản trở đến thu hút đầu tư của DN vào lĩnh vực nông nghiệp cũng như hạn chế chính hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN đã và đang hoạt động.

Thay đổi từ tư duy sản xuất

Từ những bất cập nêu trên, các DN đều mong muốn có một chính sách tín dụng thông thoáng và hợp lý hơn, trong đó có việc cải thiện, đơn giản hóa quy trình tiếp cận vốn, đặc biệt là các thủ tục về thế chấp, tài sản đảm bảo, điều chỉnh đối tượng được hưởng ưu đãi khi vay vốn… Đáng chú ý, các DN đều tỏ ý mong muốn các ngân hàng hạ lãi suất cho vay trong nông nghiệp hơn nữa.

Ông Nguyễn Xuân Mai, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH cà phê Minh Tiến cho rằng, DN rất mong muốn Nhà nước, ngành Ngân hàng tiếp tục có chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển DN nhỏ và vừa với các gói tín dụng linh hoạt, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất cho DN và bà con nông dân. Mặt khác, ông Phạm Thanh Hùng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty TNHH Ba Huân Hà Nội nêu ý kiến, vấn đề tạo nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp cần ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp sạch, sản xuất sạch. Vì thế, thời gian tới, ngành Ngân hàng cần phải có chính sách hỗ trợ thí điểm về nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp sạch, đó không chỉ thể hiện mối quan tâm với ngành nông nghiệp mà còn là xu hướng giúp DN tiến tới XK, nâng cao giá trị gia tăng, tăng chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên, bên cạnh sự giúp sức từ ngân hàng, theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, nông dân và DN nông nghiệp vẫn chưa có ý thức tham gia vào chuỗi giá trị của sản phẩm để có thể chia sẻ rủi ro với ngân hàng. Mỗi khi mất mùa, DN lại phải ứng trước sổ đỏ để tìm nguồn vốn từ ngân hàng. Vấn đề ở đây là phải có sự chia sẻ, đưa tư duy sản xuất công nghiệp vào nông nghiệp. Nếu chỉ đặt vấn đề yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất, giảm tiêu chí, điều kiện cho vay thì thực ra không minh bạch, công bằng với ngành Ngân hàng, bởi các ngân hàng cũng là DN kinh doanh, mà kinh doanh thì phải có lãi.

Trên thực tế, các ngân hàng đều đã nỗ lực tập trung nguồn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, bởi đây là một ngành đầy tiềm năng, lại có nhu cầu vốn lớn. Nhưng với quy mô còn nhỏ lẻ, phát triển manh mún, các ngân hàng bắt buộc phải có bước đi thận trọng. Do vậy, sự thay đổi cần từ nhiều phía để hướng tới mục tiêu phát triển chung.

本文地址:http://app.marimbapop.com/html/437e791747.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm

Phú Quý… “lên đời”!

Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Mông Dương II: Hòa đồng bộ vào lưới điện 500kV

Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phấn đấu ngang tầm với hải quan thế giới

Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm

6 mục tiêu đưa kiểm tra sau thông quan thành trụ cột quản lý hiện đại

Cục Thuế Nghệ An: Công khai 39 doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế

Cua sống ngâm tương, đặc sản xứ Hàn

友情链接