当前位置:首页 > World Cup > 【tài xỉu 3.5】Nghề báo và những chân giá trị

【tài xỉu 3.5】Nghề báo và những chân giá trị

2025-01-10 09:38:15 [Thể thao] 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Dịp 21/6 năm nay, nghe tin chú Sáu Thi (Nhà báo Ngô Minh Chánh, nguyên Tổng Biên tập Báo Minh Hải) đã về Bạc Liêu định cư, thấy tiếc vì câu chuyện trước đây mà chú cháu còn dang dở. Được nghe các chú nói những điều mà các chú đã dành cả đời để suy ngẫm và thực hiện quả là sự may mắn với lớp hậu bối. Làm nhà báo có khó không? Quả thật là không dễ chút nào!

Báo chí thời chiến vừa là món ăn tinh thần, vừa là vũ khí chiến đấu; nhà báo vừa là chiến sĩ trên trang viết và đồng thời cũng cầm súng xông vào trận mạc. Làm báo thời bình, vừa gắn với đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, vừa bám vào hơi thở đời sống. Khi còn là đứa con nít, tôi vẫn nhớ hoài cái cảnh người ta photo tờ báo ra rồi bán ở bến đò chợ huyện, người dân mua đọc “đắt hơn tôm tươi”, có nhiều người đi chợ chỉ vì mua những tờ báo photo ấy.

Nhà báo Ngô Minh Chánh.

Một điều mà cả chú Sáu Thi và chú Bảy Minh (Nhà báo Phạm Văn Tri, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau) trở đi, trở lại trong câu chuyện của mình là vấn đề chống tiêu cực, chống tham nhũng, chống những biểu hiện xấu của xã hội thông qua ngòi bút. Không ai nói với ai, nhưng đã bước chân vô nghề báo, xương xẩu nhất vẫn là ở mặt trận này.

Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Bạch Đằng tại hội nghị phối hợp tuyên truyền của Báo Cà Mau cũng cho rằng: “Báo chí tỉnh nhà còn ít những bài viết mang tính phản biện, đề cập đến các vấn đề bức xúc, nổi cộm”.

Chú Sáu Thi có cách đặt vấn đề rất thẳng thắn: “Đúng là có xây, có chống, có chuyển biến, nhưng để dân tin hay chưa thì nói thật là chưa tin lắm”. Ngồi nói chuyện với chú Sáu, mới thấy tấm lòng của một người cầm bút: “Phải chi dư luận, báo chí, tổ chức phát hiện sai phạm sớm hơn thì hậu quả đâu có lớn như vậy. Thực tế đó, khi đổ vỡ ra thì chúng ta vừa mất tài sản công, vừa mất luôn cán bộ. Mà một cán bộ lên tới vị trí đó thì đào tạo công phu, vất vả lắm”.

Nhà báo Phạm Văn Tri.

Với chú Bảy Minh, gặp ông lần nào câu chuyện cũng hướng về vai trò phản biện, chống tiêu cực của báo chí. Ngồi ngẫm lại những điều mà chú Bảy nói, mới thấy nghề báo thực sự là một nghề của hai sự đối lập: vinh quang và khó nhọc. Chú Bảy khẳng định rằng, nghề báo chẳng cách nào khác là phải dấn thân, đứng về lẽ phải, đứng về Nhân dân, cao hơn là Tổ quốc và đường lối cách mạng của Bác Hồ và Đảng lựa chọn. Cũng vẫn băn khoăn: “Làm báo đừng để có bài cũng được, không có cũng không sao”. Loại tác phẩm “vô thưởng, vô phạt” là điều vô vị nhất trong nghề báo. Chú Bảy nhớ lại một khoảng thời gian sôi nổi của báo chí Minh Hải ở đề tài chống tiêu cực và mong muốn rằng: “Báo chí phải mạnh dạn, dũng cảm hơn trên mặt trận này. Đó cũng là cách góp phần làm trong sạch hơn xã hội, tạo dựng được niềm tin trong Nhân dân”.

Riêng bản thân mình, ý kiến chủ quan của tôi nhận ra rằng, yêu cầu của độc giả đối với báo chí đang có sự chuyển hướng mạnh mẽ theo đối tượng. Mảng đề tài chống tiêu cực, phản biện xã hội, diễn đàn Nhân dân và an ninh trật tự, an toàn xã hội đang là “món hút khách” và có lượng độc giả đông nhất. Có lẽ tần suất, sự quan tâm và cả lực lượng báo chí chuyên về mảng đề tài này còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, thế nên mới có chuyện những tờ báo dần mất sức hấp dẫn. Nhưng đối với báo chí, vấn đề không chỉ là chạy theo thị hiếu thông thường.

Chú Bảy Minh từng lưu ý: “Báo chí tránh hình thức, giật gân, câu khách. Báo chí chạy theo kinh tế, lợi nhuận là mất đi giá trị chân chính”. Đúng là ranh giới mong manh. Người ta có thể mang chiêu bài “chống tiêu cực” để “lên gân” tờ báo, câu khách tăng lượng phát hành, quảng cáo. Hoặc có thể, những bài báo đó đánh động được dư luận, chống đúng, chống có hiệu quả và tạo được sự đồng thuận trong lòng dân.

Bởi vậy, với đội ngũ người làm báo Cà Mau, chú Bảy căn dặn: “Phải rèn luyện nhân cách, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, phải dấn thân và dũng cảm đứng về lẽ phải, cái thiện, cái tích cực”. Chống phải đi đôi với xây, phải mang tinh thần cách mạng, nghĩa là vì lợi ích chung, tránh vì tư lợi mà bẻ cong ngòi bút. Mà trong thời buổi này, ngòi bút đứng trước quá nhiều nguy cơ cám dỗ. Từ những gợi mở ấy, chúng tôi lại thấy tiếc nuối vì thời gian gần đây, một số người làm báo tự đánh mất mình, không trụ vững trước thử thách của nghề nghiệp. Nhưng phải tự hào rằng, đó chỉ là số nhỏ. Mới đây, nhìn cái máy quay của đồng nghiệp ở VTV “nát bét” vì bị tấn công, mới cảm phục và thấy rằng nghề báo có được cái lớn nhất: sự ủng hộ của toàn xã hội.

Nhà báo Đỗ Văn Nghiệp.

Gặp Nhà báo Đỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn), chú cứ cười nói rằng: “Chú cháu mình có duyên”. Cuộc đời làm báo của chú bắt đầu khá trễ, nhưng có một điều thú vị rằng, càng lớn tuổi chú làm báo càng hăng, máu nghề càng sôi sục. Chú Sáu trải qua nhiều thăng trầm nghề nghiệp, nhưng niềm tin với nghề báo thì chưa bao giờ phai nhạt. Có điều kiện là chú đi. Chú đi dọc Nam Lào, xuyên qua dãy Trường Sơn hùng vĩ và cảm thán: “Mình cũng từ kháng chiến đi ra, nhưng sau lần ấy, mình mới thấy hết ý nghĩa của hoà bình, độc lập. Mới thấy hết sự gian lao mà anh dũng của dân tộc mình”. Chú đi biển đảo, từ phía đó chú nói: “Quả thật biển đảo Việt Nam mình giàu lắm, đẹp lắm, còn nhiều tiềm năng lắm”. Chú nói rằng, dù thử thách tới đâu, người theo nghề báo cũng cần giữ cho mình một trái tim nóng, một cái đầu lạnh và một nụ cười. Làm báo nếu không có niềm tin, không có đam mê, không có cảm xúc, không vì những chân giá trị thì khó mà trụ vững.

Chúng tôi có gọi điện hỏi thăm chú Nguyễn Minh Nối (Nguyễn Minh) để xin phỏng vấn vài câu nhân dịp 21/6. Chú nghe máy rồi trả lời: “Tao từ chối. Hẹn anh em… 5 năm nữa”. Chú ngại vì nói sợ bị “rầy”. Nhưng với anh em làm báo trẻ, chú Nguyễn Minh có cái hồ hởi, chân phương và gần gũi ở lứa tuổi U70 rất “dễ thương”. Đọc tác phẩm của chú, điều làm chúng tôi cảm phục là trí nhớ và tình cảm. Chú gần như không quên điều gì, và điều đáng nói, cả cuộc đời chỉ có ơn nghĩa, yêu thương mà không hề có vết gợn suy tư. Chú thường cười rất tươi khi lên chơi ở Báo Cà Mau và nói: “Tụi mầy đừng viết tầm bậy, tầm bạ mà mấy anh rầy tao”. Để giữ được sự lạc quan, vô tư và một ngòi bút đầy cảm xúc như vậy, chú Nguyễn Minh đã khẳng định thêm lần nữa, nghề báo là không có tuổi.

Lớp nhà báo trẻ, được đào tạo bài bản, trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại, sẽ hoàn thành tốt trọng trách Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.Ảnh: Phong Phú

Theo xu hướng chung của xã hội, báo chí cũng cần phải thích nghi và tự làm mới mình. Báo chí Cà Mau không nằm ngoài guồng quay ấy. Các bậc tiền bối tin tưởng rằng, lớp trẻ có sức khoẻ, được đào tạo bài bản, được trang bị máy móc tốt sẽ hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó. Nhưng với nghề báo, càng đi càng thấy mình xa đích đến. Các chú, các anh chính là chỗ dựa, là chất xúc tác để những người cầm bút trẻ mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn trên hành trình nghề nghiệp.

Phạm Nguyên

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读