【nữ psg】Gồng mình chống đỡ khối ngoại xả, VN

时间:2025-01-12 17:51:13 来源:88Point

CKKhối ngoại bán ròng kỷ lục

Hai tuần trở lại đây đà bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài lại xuất hiện và đang tăng nhiệt dần. Tuần cuối tháng 4 vừa qua là tuần duy nhất dòng vốn này đảo chiều sang mua ròng,ồngmìnhchốngđỡkhốingoạixảnữ psg do hiệu ứng giao dịch của một quỹ ETF ngoại mới mở. Đến tuần đầu tháng 5, chỉ riêng cổ phiếu HSX đã ghi nhận bán ròng 3.033 tỷ đồng. Mới 4 phiên của tuần này, mức bán ròng cũng tới 1.880 tỷ đồng.

Hôm nay khối ngoại xả ròng tiếp trên HSX 1.613,7 tỷ đồng. Như vậy tính lũy kế từ đầu tháng 5 đến giờ, tổng hợp sàn HSX bị rút đi 6.533,2 tỷ đồng ròng. Đây là con số cao choáng váng vì cả tháng 4, HSX ghi nhận mức bán ròng đâu đó 752 tỷ đồng, tạo cảm giác dòng vốn này sắp đến điểm đảo chiều mua trở lại.

Trong phiên hôm nay, lực bán của khối ngoại trải rộng ở rất nhiều blue-chips. Một số xuất hiện giao dịch bán thỏa thuận, nhưng đa số là bán trực tiếp qua khớp lệnh, giao dịch có thể gây sức ép về giá. HPG bị bán ròng lớn nhất với 411,6 tỷ đồng ròng. Tổng lượng bán của khối này là 6,96 triệu HPG, chiếm gần 22% tổng lượng giao dịch.

Nhóm ngân hàng nổi bật với CTG bị bán ra gần 3,44 triệu cổ và mức bán ròng tới 159 tỷ đồng. MBB bị bán tổng cộng 4,17 triệu cổ, giá trị bán ròng 129,5 tỷ đồng. Ngoài ra có LPB, VPB, VCB, STB, BID với vài chục tỷ đồng rút ròng nữa.

Các trụ lớn khác bị bán lớn đáng kể như VIC với hơn 1,31 triệu cổ và mức ròng là 144,5 tỷ đồng. VNM bị xả 1,92 triệu cổ, giá trị rút ròng 114,8 tỷ đồng. MSN, VHM, PLX bị rút ròng đi đều trên 50 tỷ đồng. Nhóm bán ít hơn nhưng cũng từ chục tỷ đồng trở lên là VJC, HSG, DXG, GAS, NVL, VRE...

Phía mua ròng cao nhất chỉ có chứng chỉ quỹ FUEVFVND với hơn 23,3 tỷ đồng. HDB được mua ròng khoảng 19 tỷ, BVH khoảng 17 tỷ, chứng chỉ quỹ E1VFMVN30 khoảng 16 tỷ. Đó là tất cả.

Có thể thấy dòng vốn vào quá nhỏ so với mức bán ra, đã đẩy quy mô rút vốn hôm nay lên ngưỡng cao kỷ lục kể từ đầu năm. Mặt khác, giao dịch của khối ngoại tập trung quá lớn vào các blue-chips VN30. Những mã bị rút vốn lớn nhất đều thuộc rổ này. Tính riêng nhóm Vn30, giá trị rút vốn ròng đạt tới trên 1.440 tỷ đồng.

Sức ép của khối ngoại không khiến cổ phiếu giảm giá nhiều, nhưng chắc chắn là có hiệu ứng nhất định. HPG giảm 0,16%, BID giảm 0,59%, GAS giảm 175%, VIC giảm 0,95%, VNM giảm 1,1%, VRE giảm 0,81%.

Nhóm còn lại đều tăng giá, dù khối ngoại xả nhiều. Tiêu biểu là CTG tăng 1,08%, MSN tăng 4,95%, VPB tăng 2,3%, VJC tăng 0,77%. Thực ra hiệu ứng khó nhận biết chính là mức tăng của cổ phiếu không lớn. Nhà đầu tư nước ngoài bán ra có lẽ không để giá sụt giảm vì rõ ràng giá tăng sẽ có lợi cho người bán.

Thanh khoản không cải thiện

Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn hôm nay đạt 23.206 tỷ đồng, chỉ tăng 1,4% so với hôm qua. Mức tăng này hoàn toàn đến từ sàn HNX, vì giá trị khớp sàn HSX thực tế còn giảm 1,1 tỷ đồng nếu tính theo con số tuyệt đối. Sàn HNX đã tăng thanh khoản gần 13% so với phiên trước, tương đương gần 328 tỷ đồng.

Đây là mức giao dịch tăng lên chủ đạo tại SHB, khi cổ phiếu này tăng thanh khoản gần 48% so với hôm qua và đạt lượng giao dịch trên 42 triệu cổ phiếu, tương đương 1.178,1 tỷ đồng. Chỉ riêng SHB đã chiếm trên 40% giá trị sàn HNX.

Thanh khoản hôm nay được duy trì cũng có dấu ấn của cổ phiếu ngân hàng. Ngoài SHB, sàn HSX có VPB giao dịch nhiều chưa từng thấy với 44,4 triệu cổ phiếu và 2.895,9 tỷ đồng giá trị. Đây là ngưỡng thanh khoản kỷ lục của mã này kể từ khi lên sàn. VPB hấp dẫn dòng tiền khổng lồ, giá đã tăng gần 36% trong 15 phiên giao dịch gần nhất. Những mã ngân hàng khác thanh khoản thuộc Top 10 thị trường là STB, CTG, MBB, TCB.

Như vậy thị trường vẫn chủ đạo thanh khoản cao trong nhóm ngân hàng. Thế nhưng giá trị tổng không tăng dù ngân hàng tăng. Điều đó nghĩa là các cổ phiếu còn lại giảm thanh khoản./.

chưng khoán 14-5

HSX

HNX

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

20.289 tỷ đồng (0%)

679 triệu (0%)

2.917 tỷ đồng (+13%)

139,3 triệu (+17%)

Khánh Nhi

推荐内容