QLTT Đồng Nai phát hiện vụ làm giả nhãn hiệu vỏ ruột xe Casumina tại TP. Biên Hòa - Ảnh: Bình Nguyên |
Mâu thuẫn từ khái niệm
Tại buổi Tọa đàm: “Chống hàng giả,ốnghànggiảcầnquyếtliệthơkq latvia cần sự quyết liệt của nhiều ngành” được tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Tín - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương - cho biết, quý I/2015, Cục QLTT đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát trên 4.000 vụ, trong đó chú trọng nhiều đến mặt hàng thực phẩm. Nhiều vụ nổi cộm đã được các cơ quan chức năng vào cuộc mạnh mẽ, kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng biên giới, biên phòng, hải quan.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo (BCĐ) 389, kết quả xử lý hàng gian, hàng giả chưa tương xứng với thực tế. Ông Nguyễn Văn Cẩn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thường trực BCĐ 389 - cho rằng: Nguyên nhân dẫn đến hàng giả được bày bán tràn lan tại các trung tâm thành phố lớn, cũng như lưu thông trên thị trường là do việc ngăn chặn, xử lý của lực lượng chức năng, chính quyền địa phương chưa quyết liệt.
“Một số vụ chưa xử lý hình sự chủ yếu là do vướng mắc về luật pháp. Khái niệm về “hàng giả”, “hàng nhái” có nhiều văn bản khác nhau, nên hiểu chung nhất về các loại mặt hàng này giữa các cơ quan thực thi không thống nhất. Để xác định hàng giả, các cơ quan này phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm để xử lý, nhưng luật chưa quy định đầy đủ”- ông Cẩn nêu rõ.
ÔngNguyễn Văn Cẩn- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thường trực BCĐ 389: Lực lượng chức năng các địa phương đóng vai trò quan trọng. Trong đó, ở các tuyến biên giới, lực lượng biên phòng, hải quan và cảnh sát biển giữ vai trò trọng yếu; trong nội địa, lực lượng QLTT, cảnh sát và thuế phải tiên phong. Bên cạnh đó, người dân và doanh nghiệp cũng cần tham gia tích cực hơn vào cuộc chiến chống này, góp phần xây dựng thị trường lành mạnh, an toàn. |
Doanh nghiệp hững hờ...
Ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả Việt Nam - phản ánh, hàng giả tồn tại trước hết do sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa thực sự quyết liệt. Doanh nghiệp thờ ơ với chính sản phẩm bị làm giả của mình, thậm chí ngại thông tin cho người tiêu dùng biết, bởi sợ ảnh hưởng tới thương hiệu sản phẩm.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - phân tích: Hàng giả sản xuất tiêu thụ bao nhiêu thì người tiêu dùng sử dụng phải hàng giả bấy nhiêu. Tuy nhiên, số người đến gõ cửa, khiếu nại còn rất khiêm tốn, mới hơn 500 vụ. Thực tế, tới 88% số vụ khiếu nại qua hiệp hội đã được xử lý thành công. Vấn đề ở chỗ người tiêu dùng chưa thực sự quan tâm đến bảo vệ quyền lợi của mình. Hơn nữa, đa phần người mua hàng không có hóa đơn chứng từ nên khi khiếu nại đến cơ quan chức năng thì không thể xử lý được.
Để việc chống hàng giả, hàng kém chất lượng có hiệu quả hơn, các ngành chức năng phải vào cuộc quyết liệt, tăng cường phối hợp chặt chẽ trong việc phát hiện, xử lý vi phạm. Các cơ quan báo chí cần vào cuộc, tăng cường tuyên truyền để giúp người tiêu dùng tăng khả năng nhận biết hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, chủ động thông tin, tố cáo với các cơ quan chức năng về vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng…
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; quan tâm đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho các cán bộ thực thi nhiệm vụ; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện cho lực lượng chức năng ở các địa bàn trọng điểm.