发布时间:2025-01-10 20:24:55 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Ngày 10/3,Đápứngtiêuchuẩnquốctếđểampquotchenchânampquotchuỗicungứngtoàncầlbd hn tại hội thảo Tự do thương mại - cơ hội và thách thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu và trường Đại học SMU (Singapore) tổ chức.
Theo Giáo sư Shantanaru Bhattacharya của Đại học SMU, các nhà cung ứng địa phương nếu muốn trở thành nhà cung ứng toàn cầu thì phải làm tốt việc sáng tạo ra quy trình sản xuất, tập trung vào chất lượng sản phẩm để sản xuất ra được các sản phẩm đồng nhất về tiêu chuẩn, chất lượng. Bên cạnh đó phải phát triển được khả năng thiết kế dịch chuyển từ sản xuất các sản phẩm giá trị thấp sang sản xuất các sản phẩm có giá trị cao. Nếu làm được điều này các DN không chỉ đứng vững ở thị trường xuất khẩu mà còn có thể phát triển được tại thị trường nội địa.
Theo nhận định của Giáo sư Shantanaru Bhattacharya, Việt Nam có điều kiện về phát triển sản xuất và đang tăng trưởng về năng suất sản xuất. Điểm yếu của Việt Nam hiện nay là tuy có nguồn nhân lực lớn nhưng khả năng đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực kĩ thuật cao lại thấp hơn hẳn so với các nước châu Á, do vậy lực lượng lao động còn thiếu kỹ năng, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, năng lực thiết kế của các DN Việt còn thiếu sáng tạo, chưa sẵn sàng về kỹ thuật. Các DN vừa và nhỏ thiếu khả năng tiếp cận các nguồn vốn, có sự bất ổn về chính sách và sự hạn chế về cơ sở hạ tầng cũng là những rào cản để sản xuất phát triển.
Để khắc phục những hạn chế này, ông Shantanaru Bhattacharya cho rằng, Việt Nam phải tăng khả năng tiếp cận vốn cho DN vừa và nhỏ, nâng cao kỹ năng cho nguồn nhân lực, phải tạo ra sự ổn định về chính sách, hệ thống pháp luật cũng phải đơn giản hơn. Về phía các DN, để dịch chuyển cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu phải kết hợp được 6 yếu tố: toàn cầu hóa, quản trị, chuyên môn hóa, phát triển chuỗi giá trị và phát triển thị trường.
Khẳng định vai trò của chất lượng sản phẩm nhưng một số chuyên gia tại hội thảo cũng cho rằng, phần lớn các DN gặp khó khăn khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là do không nắm được quy trình để trở thành nhà cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm hàng hóa của Việt Nam dù đã đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, xuất khẩu rất tốt nhưng lại chưa xây dựng được thương hiệu của mình. Ngoài ra, việc “nhìn ra toàn cầu” của DN còn hạn chế nên chưa thu hút được các nhà mua hàng trực tiếp mà vẫn phải dựa vào các nhà bán hàng trung gian.
Giới thiệu về Bộ Tiêu chí kĩ thuật hàng Việt Nam chất lượng cao dành cho ngành hàng thực phẩm do Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao xây dựng, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, với phương thức xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của Việt Nam cũng như tổng hợp những hệ thống tiêu chuẩn của quốc tế đã được nước phát triển trên thế giới công nhận, bộ tiêu chí sẽ giúp nâng cao uy tín về chất lượng cho hàng hóa Việt Nam trên thế giới, nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho DN, hỗ trợ hiệu quả cho các DN trong hội nhập cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
相关文章
随便看看