Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát cơ bản được kiểm soát
Mặc dù môi trường toàn cầu trở nên thách thức hơn,Điềuhànhvĩmôhiệuquảsẽkiềmchếbộichivàlạmphálịch thi đấu àc nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững nhờ sức cầu mạnh trong nước và nền sản xuất chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu. Theo công bố tình hình kinh tế xã hội 2018 của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2018 của Việt Nam đạt 7,08%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Quy mô GDP tăng mạnh, đạt trên 5,5 triệu tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 2.587 USD. Tăng trưởng cao trong khi nền tảng kinh tế vĩ mô được duy trì tốt và ngày càng được củng cố, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ ở mức 3,54%, đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới mức 4% như Chính phủ đã đề ra.
Trước đó, trong báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam 2018, WB cũng đã ước tính lạm phát 2018 của Việt Nam sẽ thấp hơn chỉ tiêu là 4% nhờ chính sách tiền tệ vẫn theo hướng tạo thuận lợi. Theo đó, cùng với quá trình tăng giá các dịch vụ thuộc diện quản lý nhà nước, chủ yếu về y tế và giáo dục, tốc độ tăng CPI toàn phần bình quân năm vẫn ở mức vừa phải là 3,6% trong 10 tháng đầu năm 2018. Thời tiết không thuận lợi và kèm theo đó là cú sốc cung sản lượng nông nghiệp cũng gây áp lực về giá lương thực, thực phẩm, tăng đến 5,1% vào tháng 10/2018 (so cùng kỳ năm trước). Giá nhiên liệu bán lẻ tăng cao cũng góp phần làm tăng chỉ số CPI toàn phần. Nhưng ngược lại, lạm phát lõi (không tính giá lương thực, thực phẩm, nhiên liệu và giá do nhà nước quản lý) vẫn ổn định với mức tăng 1,4% (so với cùng kỳ năm trước) trong 10 tháng của năm 2018. Lạm phát dự kiến tăng nhẹ trong quý cuối của năm, do tăng giá nhiên liệu, tác động thời tiết bất lợi đối với giá lương thực thực phẩm, cũng như các yếu tố mùa vụ vào cuối năm. Tuy nhiên mức lạm phát cả năm vẫn rơi vào khoảng 4%. Đây cũng là mức lạm phát 1 con số mà Việt Nam đã duy trì thành công trong một thời gian dài.
Có được thành công này, WB đánh giá cao quá trình củng cố tình hình tài khóa của Việt Nam. Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng của WB Việt Nam cho biết, trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam đã tái khẳng định cam kết tiếp tục củng cố tình hình tài khóa.
Lạm phát 2019 không đáng lo
Theo WB, triển vọng của Việt Nam vẫn vững cho dù phải đối mặt với ngày càng nhiều trở ngại bên ngoài. Do ảnh hưởng của những bất định của kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 6,6% và 6,5% trong các năm 2019 và 2020, chủ yếu do sức cầu bên ngoài yếu đi. Lạm phát dự kiến vẫn không đáng kể, xoay quanh chỉ tiêu 4% của Ngân hàng Nhà nước trong điều kiện chính sách tiền tệ dự kiến sẽ được thắt lại trong trung hạn. Tài khoản vãng lai dự kiến vẫn thặng dư nhưng sẽ giảm nhẹ do xuất khẩu tăng chậm lại. Nhìn về trung hạn, chính sách tài khóa kiềm chế được duy trì theo dự kiến sẽ khiến cho bội chi tiếp tục giảm xuống theo các cam kết của Chính phủ. Mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% được đề ra trong Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 đã được Quốc hội thông qua.
Ông Sebastian cho rằng Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực điều hành linh hoạt, hiệu quả của các chính sách vĩ mô. Đồng thời, theo ông lạm phát năm 2019 dù có tăng nhẹ, nhưng mức tăng này không đáng lo, mà vẫn trong mức kiềm chế như mục tiêu Chính phủ đã đề ra. Vì vậy, cả năm 2019 và 2020, WB vẫn dự báo lạm phát tiếp tục kiềm chế ở mức 4%.
Trước lo lắng về việc tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng năm 2019, ngành điện cũng đưa ra 4 kịch bản sẽ tăng giá điện tăng thì sẽ ảnh hưởng tới lạm phát và khó kiểm soát được lạm phát ở mức 4%, ông Sebastian cho rằng không đáng lo. Lý giải về điều này, ông Sebastian cho biết, điện chiếm dưới 10% thu nhập của hộ gia đình, nên tác động của nó không phải là quá lớn. Quan trọng là tác động gián tiếp, nó liên quan nhiều đến các hoạt động của các ngành sản xuất, là một đầu vào của mọi ngành nên khi giá điện tăng thì sẽ có ảnh hưởng đến lạm phát. Tuy nhiên, ông Sebastian khẳng định, đó sẽ chỉ ảnh hưởng một cách hạn chế chứ không gây ra một cú sốc về lạm phát lớn dẫn đến giá cả tăng lên đồng loạt. Hà My |