【fortuna sittard vs】Lo "ngay ngáy" ô nhiễm chất thải từ nhiệt điện than
15,áyampquotônhiễmchấtthảitừnhiệtđiệfortuna sittard vs7 triệu tấn tro, xỉ/năm chưa có cách xử lý
Tại Hội thảo “Công nghệ nhiệt điện than và môi trường” ngày 5-11, ông Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam cho biết, tại Việt Nam, nhiệt điện than bắt đầu tăng trưởng từ sau năm 2000, khi Phả Lại 2 đi vào sản xuất.
Nguyên nhân là do ưu điểm của nhiệt điện than cho giá thành sản xuất thấp (khoảng 7cent/kWh); Vốn đầu tư không quá cao, thấp hơn thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện hạt nhân (khoảng 1.500 USD/kWh); Khả năng huy động công suất lớn nên sản lượng điện phát ra lớn; Không lệ thuộc vào địa điểm như thủy điện, thời gian xây dựng cũng không quá lâu (khoảng 3 năm).
Tuy nhiên, nhược điểm của nhiệt điện than là dùng khối lượng lớn nhiên liệu để sản xuất điện (chiếm 60% giá thành sản xuất điện). Nhiệt điện than là nguồn phát thải lớn các chất thải ra môi trường, đặc biệt là các chất thải rắn, chất thải khí và chất thải nước, mất nhiều diện tích làm địa điểm xây dựng bãi chứa tro, xỉ.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, hiện cả nước có 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành thải tro xỉ, thạch cao hơn .
Quyết định số 1696/QĐ-TTg đã đưa ra một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón là sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.
Nhưng vướng mắc lớn nhất là nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng, gạch không nung lại không đủ điều kiện tiếp nhận tro xỉ theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 và thiếu các Quy chuẩn kỹ thuật đối với tro xỉ làm vật liệu xây dựng, vật liệu san nền.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng phòng An toàn sức khỏe và Môi trường thuộc Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng cho hay, Chính phủ và Bộ Xây dựng đã đưa ra những quyết định và chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy xi măng và sản xuất bê tông đầm lăn. Theo Quyết định 1696, Nhà máy đã bắt tay với một số doanh nghiệp như: Xi măng Sông Gianh, Xi măng Hoàng Mai để đưa vào sử dụng làm nguyên liệu đầu vào sản xuất xi măng nhưng sau một thời gian đã bị ngừng lại. Nguyên nhân là do nhiều nhà máy xi măng khi bắt đầu xây dựng đã không nêu rõ việc sử dụng tro xỉ làm vật liệu đầu vào để sản xuất, do vậy việc xin phép sẽ rất mất thời gian.
"Thời gian gần đây, Nhiệt điện Vũng Áng phải đình lại việc cung cấp tro xỉ, nếu không cho vận chuyển đi sẽ dẫn đến nguy cơ phải đóng cửa nhà máy. Do vậy các bộ, ngành cần sớm xem xét và tháo gỡ cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng tro xỉ làm vật liệu xây dựng để giải phóng tro xỉ,” ông Thanh nói.
Không khó giải quyết
Ông Hoàng Quốc Vương, Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng thừa nhận, việc phát triển nhiệt điện than đang gây ra nhiều vấn đề môi trường do lượng chất thải (rắn, nước, khí) từ các nhà máy này. Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng đây là vấn đề có thể giải quyết được và chi phí để giải quyết lượng chất thải này cũng không phải quá lớn.
Song việc phát triển các nhà máy nhiệt điện than vẫn là giải pháp quan trọng và tối ưu trong tình hình hiện nay. Bởi, nhiệt điện than có chi phí thấp hơn các nguồn sản xuất điện khác (thủy điện, nhiệt điện khí, nhiệt điện dầu, điện từ năng lượng tái tạo…) và nguồn nguyên liệu cho các nhà máy này cũng dồi dào hơn giúp Việt Nam giảm được giá thành trong sản xuất.
“Chúng ta xác định rằng phát triển nhiệt điện than là việc không thể tránh được. Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành khác để xây dựng khuôn khổ pháp lý về công nghệ, môi trường để các nhà máy nhiệt điện than tăng năng suất, giảm thiểu tác động đến môi trường. Để làm được việc này, ta cần thay đổi thói quen trong xã hội như việc sử dụng gạch nung sang sử dụng gạch không nung được sản xuất từ tro, xỉ than hay sử dụng tro, xỉ để san lấp mặt bằng... Với những biện pháp đó, chúng ta sẽ xử lý được vấn đề môi trường mà vẫn đảm bảo được an ninh năng lượng quốc gia”, Thứ trưởng nói.
Còn theo ông Nghĩa, với khối lượng tro, xỉ thải ra rất lớn của các nhà máy nhiệt điện than thì việc tận dụng lượng chất thải này làm vật liệu xây dựng là biện pháp triệt để và duy nhất.
“Việt Nam không phải nước duy nhất đối mặt với việc xử lý chất thải từ các nhà máy nhiệt điện than. Ở Trung Quốc, năm 2003, Chính phủ nước này đã cấm sản xuất gạch nung và mỗi năm tiêu thụ 600 tỷ viên gạch không nung sản xuất từ tro, xỉ than. Tại Nhật Bản, 100% tro, xỉ của Nhà máy nhiệt điện đốt than được sử dụng hết. Hàn Quốc cũng tương tự”, ông Nghĩa dẫn chứng.
Ông Nguyễn Minh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện năng lượng Việt Nam cho rằng, tro xỉ tại các nhà máy nhiệt điện có nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hướng đến đời sống người dân khu vực xung quanh các nhà máy nhiệt điện và có thể tác động đến sản xuất nông nghiệp.
Kinh nghiệm mà theo ông các nước trên thế giới áp dụng để kiểm soát chất thải từ các nhà máy nhiệt điện than là áp dụng công nghệ siêu giới hạn, một mặt công nghệ này sẽ giúp giảm xuất tiêu hao cho các nhà máy nhiệt điện đồng thời giảm lượng khí phát thải ra bên ngoài như CO2, SOX, NOX... đây là những tác nhân gây mưa axit.
"Nếu các nhà máy nhiệt điện than trong nước kiểm soát chặt chẽ được công nghệ ngay từ khi thi công thì việc phát triển các nhà máy nhiệt điện vừa đáp ứng được nhu cầu dùng điện cũng như bảo vệ môi trường", ông Hiến nói.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/440c791705.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。