Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã và đang phát huy tốt nhiệm vụ của mình trong công tác tuyên truyền,ứcchấphnhphpluậsoi kèo bóng đá thái lan phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên; tích cực tham gia công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
Sau hòa giải, 2 hộ dân ở ấp Thạnh Trung, xã Hỏa Lựu đã bắt tay nhau xóa bỏ mâu thuẫn tranh chấp ranh đất.
Năm 2022, Hội Nông dân xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh là đơn vị được Hội Nông dân tỉnh chọn thực hiện mô hình “Hội Nông dân tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội”; thành lập Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, với 43 thành viên.
Cách nay vài tháng, tại ấp Thạnh Trung, xã Hỏa Lựu xảy ra vụ mâu thuẫn do tranh chấp ranh đất giữa hai hộ dân có đất sản xuất liền kề nhau. Vụ việc đã có đơn thư gửi đến chính quyền địa phương. Qua nắm bắt được tình hình, Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” kịp thời đến từng hộ để xác minh nắm rõ nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn. Sau đó, phối hợp với công an cơ sở và cán bộ ấp tổ chức buổi hòa giải vụ việc này.
Kết quả, mâu thuẫn giữa hai hộ dân được giải quyết ổn thỏa, chấm dứt việc tranh chấp. Ông Danh Sol, Phó Chủ tịch HĐND xã Hỏa Lựu, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, Tổ trưởng Tổ hòa giải trong đồng bào dân tộc, cho biết: “Từ khi câu lạc bộ ra đời đến nay, đã tham gia hòa giải thành hơn 10 vụ việc. Riêng trong năm nay, vừa xảy ra 1 vụ mâu thuẫn trong nông dân cũng được hòa giải thành công”.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” còn phối hợp với nhóm cộng tác viên ở các ấp, như: Tổ hòa giải trong đồng bào dân tộc, Tổ tuyên truyền pháp luật… với 32 thành viên tham gia. Thành viên các tổ này, có nhiệm vụ trực tiếp tìm hiểu, nắm bắt các mâu thuẫn, vướng mắc pháp luật trong nông dân và tham gia cùng các tổ hòa giải của địa phương tuyên truyền, tư vấn kiến thức pháp luật cho các đối tượng. Qua đó, giúp hòa giải thành nhiều vụ mâu thuẫn trong nông dân ngay tại các chi, tổ hội.
Thông tin từ Hội Nông dân tỉnh, qua 10 năm thực hiện Quyết định số 81 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc các bộ, ngành, UBND các cấp phối hợp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân”, các tổ hòa giải có cán bộ, hội viên tham gia đã tiến hành hòa giải thành 6.212/6.725 vụ tranh chấp, khiếu kiện của nông dân.
Nhìn chung, các vụ việc đưa ra hòa giải có sự tham gia của Hội Nông dân thường có tỷ lệ hòa giải thành cao. Thông qua hoạt động hòa giải, đã góp phần duy trì, củng cố sự đoàn kết trong nội bộ nông dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong cộng đồng dân cư.
Các tổ hòa giải trở thành địa chỉ tin cậy để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý đạt hiệu quả nhất, góp phần giải quyết tranh chấp có lý, có tình, hạn chế khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Nhất là, kịp thời ngăn ngừa những vi phạm pháp luật có thể nảy sinh từ các tranh chấp trong nội bộ nông dân.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho nông dân, hội nông dân các cấp tập trung làm tốt công tác này cho hội viên. Hội Nông dân còn phối hợp với Phòng Tư pháp cấp huyện tham mưu cho UBND cùng cấp hướng dẫn, chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn xây dựng tủ sách pháp luật ở cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh có 720 tủ sách pháp luật, với số lượng mỗi tủ từ 30-100 đầu sách.
Chưa kể, hàng năm, mỗi tủ sách pháp luật đều được bổ sung từ 10-30 đầu sách. Nhiều phường, xã, thị trấn đã kết nối mạng internet để truy cập và cung cấp văn bản quy phạm pháp luật cần thiết cho tủ sách; xây dựng quy chế quản lý, khai thác tủ sách pháp luật của đơn vị thuộc quyền quản lý. Từ đó, góp phần tạo điều kiện cho nông dân đến khai thác, tìm hiểu pháp luật được thuận lợi hơn.
Theo bà Huỳnh Thị Ngọc Hường, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh, thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý đã góp phần nâng cao nhận thức của hội viên về vị trí, vai trò của tổ chức hội và hội viên trong tham gia xây dựng chính quyền, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân đảm bảo đúng pháp luật, góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa phương.
Nhờ đó, ý thức chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của nông dân được nâng lên, tạo điều kiện để họ tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tham gia quản lý nhà nước, xã hội và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những mâu thuẫn, tranh chấp được giải quyết dứt điểm ngay tại cơ sở, hạn chế phát sinh khiếu kiện đông người, vượt cấp.
QUỲNH LAM