88Point88Point

【ket qua tran mexico】Học Bác phải đặt lợi ích của nhân dân là trên hết, trước hết

NHỮNG MÔ HÌNH,ọcBaacutecphảiđặtlợiiacutechcủanhacircndacircnlagravetrecircnhếttrướchếket qua tran mexico CÁCH LÀM VÌ DÂN

Những ngày tháng 5 lịch sử, người dân thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước càng thêm vui mừng, phấn khởi, trước sự phát triển từng ngày của thành phố. Sau hơn 1 năm được đưa vào khánh thành sử dụng, từ ngày 15-5-2023, đường Phan Bội Châu, phường Tân Bình kết nối đường Tôn Đức Thắng, phường Tiến Thành - Khu công nghiệp Đồng Xoài III - Khu đô thị Cát Tường Phú Hưng (xã Tiến Hưng), con đường đẹp nhất thành phố hiện nay đã trở thành tuyến huyết mạch, kết nối giao thông thuận lợi, góp phần thúc đẩy diện mạo đô thị phát triển từng ngày. Con đường giúp rút ngắn khoảng cách từ quốc lộ 14 đến Khu công nghiệp Đồng Xoài III và Khu đô thị Cát Tường Phú Hưng xuống còn 1,5km thay vì 8km như trước. Quan trọng hơn, đây là công trình của ý Đảng - lòng dân. Cả tuyến đường dài hơn 1.150m, rộng 32m, tổng kinh phí hơn 60 tỷ đồng là kết quả, tâm huyết của người dân và chính quyền thành phố cùng góp công, góp sức vun đắp từ chủ trương lớn “Việc phố, việc làng, đất vàng cũng hiến”. 

Đường Phan Bội Châu - công trình “ý Đảng - lòng dân” khánh thành đưa vào sử dụng trở thành tuyến huyết mạch, kết nối giao thông thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển đô thị Đồng Xoài. Trong ảnh: Lãnh đạo tỉnh và TP. Đồng Xoài cắt băng khánh thành đường Phan Bội Châu - Ảnh: T.L

Thực hiện chủ trương lớn “Việc phố, việc làng, đất vàng cũng hiến”, kết thúc năm 2023, thành phố đã vận động người dân hiến khoảng 115 ha đất với tổng trị giá khoảng 926 tỷ đồng. Với niềm tin vào những quyết sách của Đảng bộ và chính quyền địa phương, người dân thành phố đã có sự đồng thuận cao, hiến đất và tài sản trên đất để thực hiện các tuyến đường quy hoạch. UBND các xã, phường có người dân hiến đất, đã giao cho công chức chuyên môn thực hiện tốt việc chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân, hướng dẫn các hộ đăng ký nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Đối với những hộ đã hết đất ở, UBND phường báo cáo, tham mưu với lãnh đạo thành phố áp dụng những chính sách theo quy định để ổn định cuộc sống cho người dân. 

“Chủ trương “Việc phố, việc làng, đất vàng cũng hiến” được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để thành phố Đồng Xoài phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp theo. Một trong những yếu tố tạo nên thành công của chủ trương này là tính hợp lòng dân, rất hiệu quả, có tính lan tỏa cao, đặt lợi ích của người dân lên trên hết, trước hết khi triển khai thực hiện. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi người dân góp sức xây dựng thành phố trẻ. Bởi khi các tuyến đường được hoàn thành sẽ mang lại lợi ích về giá trị đất đai, mở ra nhiều cơ hội làm ăn, phát triển cho chính người dân địa phương” - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đồng Xoài Hà Anh Dũng chia sẻ.

Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Giữ trọn lời thề đảng viên”; phong trào “Việc phố, việc làng, đất vàng cũng hiến”, “Ngày thứ Bảy về với khu dân cư - lắng nghe dân nói” của thành phố Đồng Xoài chỉ là một trong số rất nhiều mô hình học tập và làm theo Bác của tỉnh Bình Phước. Thị xã Phước Long, Chơn Thành, Huyện ủy Bù Đốp với mô hình “Thực hành tiết kiệm vì người nghèo”, “Đảng viên thực hành tiết kiệm, làm theo lời Bác Hồ”, “Tiết kiệm bản thân dành phần người khó” đã thu được gần 12 tỷ đồng. Thị xã Bình Long có Câu lạc bộ Bếp lửa hồng, kết nối trái tim tình nguyện; mô hình “Đảng viên dìu dắt quần chúng và cấp dưới”. Huyện Bù Đăng có mô hình “3 không, 4 có” trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức...

ĐỀ CAO TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG

Tính từ năm 2021 tới nay, toàn tỉnh có 1.065 mô hình điển hình về học và làm theo Bác. Bình Phước vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho 1 tập thể; 1 điển hình được giao lưu toàn quốc, gặp gỡ Tổng Bí thư; Ban Tuyên giáo Trung ương tặng bằng khen cho 2 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo Bác… Cấp tỉnh đã trao bằng khen cho 116 điển hình có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo Bác; cấp huyện tuyên dương, khen thưởng 1.632 điển hình và cấp xã tuyên dương, khen thưởng 3.356 điển hình. 

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tặng biểu trưng cho ông Nguyễn Hữu Đây (trú phường Tân Bình, TP. Đồng Xoài) tại Chương trình Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng do Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức tháng 11-2023

Chia sẻ về những kết quả tích cực đạt được trong học và làm theo Bác ở Bình Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vũ Tiến Điền cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước đã chỉ đạo đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết Trung ương và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Việc xây dựng mô hình học tập và làm theo Bác luôn được thực hiện theo phương châm “đặt lợi ích thiết thực của người dân lên trên hết, trước hết”. 

Trong học tập và làm theo Bác, Tỉnh ủy đã đề cao việc xây dựng cam kết, kế hoạch rèn luyện, tu dưỡng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với trách nhiệm nêu gương trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, triển khai đồng bộ, sâu rộng, ngày càng trở thành việc làm chủ động, thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng trong tỉnh. Qua đó, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trách nhiệm và động cơ đúng đắn, tiên phong, gương mẫu, kết hợp với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua yêu nước; xác định các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá để tập trung chỉ đạo thực hiện, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.. 

Bằng quyết tâm, sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy các cấp, ngành ở Bình Phước đã kết hợp chặt chẽ giữa học tập và làm theo Bác với thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và từng địa phương, đơn vị. Bước đầu, phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện hoàn thành, đạt và vượt nhiều mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; tập trung giải quyết hiệu quả nhiều nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá, vấn đề bức xúc, nổi cộm dư luận được nhân dân quan tâm như: cải cách thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, đổi mới tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở.

TẬP TRUNG XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH HIỆU QUẢ 

Có thể khẳng định, việc học và làm theo Bác ở Bình Phước đã tạo được sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng và làm theo, thể hiện vai trò nêu gương, tiên phong, gương mẫu trong thực hiện công việc của cán bộ, đảng viên, tinh thần đoàn kết, gắn bó, chung sức, đồng lòng của nhân dân.

Trong thời gian tới, để việc học và làm theo Bác ở Bình Phước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, Tỉnh ủy tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và các nghị quyết, chỉ thị liên quan, gắn với thực hiện Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 30-9-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm kỳ 2021-2026 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Tổng kết, chuẩn bị đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. 

Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.  Có những nhận thức mới, tinh thần mới về văn hóa Hồ Chí Minh, gắn với xây dựng và phát triển văn hóa Bình Phước đa dạng, bản sắc và hội nhập, vừa đậm đà giá trị văn hóa của dân tộc, vừa giàu có bản sắc của địa phương; xây dựng con người Bình Phước phát triển toàn diện, có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam; đồng thời, phát huy mạnh mẽ các đặc tính nổi trội là hòa hợp, nghĩa tình, tự cường, kỷ cương, sáng tạo.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cấp ủy mà trực tiếp là ban thường vụ, thường trực, người đứng đầu cấp ủy các cấp là tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình, cách làm hay, hiệu quả, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác, phấn đấu mỗi huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các chi, đảng bộ cơ sở có ít nhất 1 mô hình tiêu biểu và 1 điển hình của cấp mình. Đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành công việc thường xuyên của chi bộ, cơ quan, đơn vị; tạo nên ý thức tự giác rèn luyện phẩm chất đạo đức gắn với việc hoàn thành nhiệm vụ được giao của cán bộ, đảng viên. Trong tổ chức thực hiện cần phát huy tốt vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo và trách nhiệm nêu gương của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện, gắn các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị với giải quyết các vấn đề bức xúc của đời sống xã hội, những vấn đề mà nhân dân quan tâm. Việc học tập và làm theo Bác trở thành một tiêu chí trong việc đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hằng năm.

Mặt khác, phải luôn coi trọng và đầu tư đúng mức việc nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền. Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ truyền thông, báo chí (như báo, đài, các trang thông tin nội bộ, mạng xã hội…), các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hội thi; các cuộc thi viết, thi trắc nghiệm trực tuyến… để cộng hưởng, tạo sự lôi cuốn và sức lan tỏa sâu rộng trong Đảng và trong xã hội.

赞(46679)
未经允许不得转载:>88Point » 【ket qua tran mexico】Học Bác phải đặt lợi ích của nhân dân là trên hết, trước hết