Vì chồng nghiện rượu, bà P.T.N lặn lội “thân cò” nuôi 3 con ăn học
Tan cửa nát nhà
Màn đêm buông xuống, người đàn bà có nước da sạm nắng cong người đạp xe về phía đường Trần Hưng Đạo, phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài. Cách đó khoảng 70m, trong con ngõ phía sau vụt ra chiếc xe máy không bật đèn do 2 nam thanh niên điều khiển nẹt pô ầm ĩ... trước mặt khiến bà giật mình sợ hãi. Đợi chúng mất hút, bà dừng xe bên lề đường lau những giọt mồ hôi.
Tôi hỏi chuyện được biết bà tên P.T.N ở phường Tân Phú. Chồng nghiện rượu nhiều năm nên hai người ly thân đã 10 năm. Một mình nuôi 3 con ăn học (một học nghề, một học lớp 12 và con út lớp 4) nên ban ngày bà đi làm thuê, đêm nhặt ve chai. Do đi từ 20 giờ nên không nhặt được nhiều ve chai, bà phải tranh thủ tìm kiếm ve chai còn sót trong các đống rác lớn được công nhân môi trường tập kết chờ xe tải chở đi. “Năng nhặt chặt bị”, bà nhặt cả những tờ giấy nhỏ như vé số nên đến 2-3 giờ đêm cũng đủ một xe.
Nói về người chồng nghiện rượu nhiều năm, bà như đắng lại ở cổ họng: “Cháu đi từ Trường trung cấp Y tế Bình Phước ra quá Bến xe Thành Công, có khi trên đường Trần Hưng Đạo, thấy người đàn ông dật dờ ngoài đường đó là... chồng tôi. Ngày xưa (thuở ông còn trẻ - PV), tôi có lỗi khi không cản vì cứ nghĩ uống vài chén trong mỗi bữa cơm giúp chồng giãn gân cốt, ăn nhiều ngủ ngon có sức khỏe ngày mai làm việc. Nào ngờ...”. Hỏi vì sao không giúp chồng cai rượu, bà N khẳng định “khó hơn lên trời”. Bởi những lúc tỉnh hiếm hoi ông cũng không thể trở lại là người bình thường. Bên cạnh gia cảnh khó khăn, bản thân bà phải ngày ngày “lặn lội thân cò” nuôi 3 người con, đặc biệt không biết phương pháp cai rượu phù hợp.
Nhằm bảo vệ bản thân và các con những lúc chồng say không làm chủ được hành vi nên 4 mẹ con chuyển xuống ở nhà dưới (chồng bà ở nhà trên). Nếu ông gây sự thì đóng chặt cửa lại. Sở dĩ không muốn ly hôn hay chuyển đi nơi khác vì bà “ngày ngày nhìn thấy chồng mới yên tâm, ai cho miếng ngon cũng có thể mang sang cho chồng”. Hiện niềm mong mỏi duy nhất của bà là mỗi sáng ra khỏi nhà nhìn thấy chồng chịu ở nhà, không để rượu dẫn đường làm việc trái pháp luật.
Trị chồng bợm nhậu
Khi biết người thân nghiện rượu vì buồn chán, mất niềm tin..., chúng ta nên có hướng giúp họ cai rượu phù hợp, phải kiên trì và có người giám sát, khuyên nhủ người nghiện rượu mọi lúc mọi nơi để kéo họ trở lại với gia đình.
Bà C.T.L ở xã Đức Liễu (Bù Đăng) có chồng nghiện rượu lâu năm nói: “Khi chịu đựng quá sức, tôi đến nhà con cháu ở 2-3 tuần mới về. Những ngày đầu, ông nhà tôi hả hê vì được tự do nhậu. Nhưng sau những lần say không có ai chăm sóc, cửa nhà vắng ngắt thì ông ấy bắt đầu nhớ, gọi điện giục về. Biết ông đang nghĩ đến mình hơn nghĩ đến rượu, tôi cố tình ở thêm vài ngày, giúp chồng có thêm thời gian suy nghĩ lại”. Bên cạnh đó, về đến nhà bà lại thủ thỉ: Không có chồng đỡ đần việc vườn rẫy nên vất vả, cực khổ, người ta lẻn vào nhặt trộm hết điều. Say rượu dẫn đến đánh đập vợ con, làm ảnh hưởng đến con cái... Thế là ông nghe và uống ít rượu hẳn, dần dần bị công việc cuốn theo nên bỏ được rượu mà không hay biết”.
Mỗi gia đình một hoàn cảnh khác nhau. Thế nên người vợ hãy bằng tình yêu thương của mình tìm ra nguyên nhân chồng nghiện rượu để “gỡ nút thắt” cho chồng, như cách bà L ở xã Đức Liễu áp dụng rất đơn giản mà hiệu quả tức thì, lâu dài.
C. Thơ
顶: 47445踩: 883
【ti so bóng đá】Khổ vì chồng nghiện rượu
人参与 | 时间:2025-01-10 11:35:39
相关文章
- Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- Việt Nam, Brunei agree to maintain joint committee
- World condemns China’s violations of international law in East Sea
- Việt Nam contributes to maintaining international peace, security
- Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- Vietnamese Party leader extends sympathy to Cambodia over COVID
- Việt Nam backs initiatives to promote Middle East peace process: ambassador
- Foreign minister elaborates on priorities for Việt Nam’s diplomatic sector
- Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- Foreign policy helps realise the nation's aspirations and vision: Minister
评论专区